Nợ xấu đã tích tụ một lượng lớn
Các tổ chức tài chính quốc tế đánh giá nợ xấu của VN "ước thận trọng là 12%" vào cuối 2012. Để xử lý nợ xấu, trước hết phải có được con số nợ xấu chính xác bằng kiểm toán tài chính đặc biệt.
- 25-08-2014TS. Lê Xuân Nghĩa: Xử lý nợ xấu cần có nguồn tiền thực sự mạnh
- 22-08-2014Cho vay không tài sản bảo đảm sẽ gây ra nợ xấu?
- 21-08-2014Nợ xấu vẫn là 'ung nhọt' của các ngân hàng thương mại
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố báo cáo về kết quả thực hiện Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP) và báo cáo đánh giá khu vực tài chính (FSA) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thực hiện lần đầu tiên ở Việt Nam.
Bản báo cáo hoàn thành vào tháng 6/2014 nhưng các dữ liệu để nhóm công tác của WB và IMF làm cơ sở phân tích, đưa ra đánh giá chủ yếu chốt vào cuối năm 2012 đầu năm 2013. Thời gian thực hiện báo cáo diễn ra khá lâu và đến nay đã có nhiều thay đổi, bao gồm cả nỗ lực thay đổi của các cấp quản lý, điều hành, tuy nhiên, những điểm yếu của hệ thống mà các tổ chức chỉ ra, theo giới quan sát, là còn nguyên giá trị và ngành ngân hàng tài chính Việt Nam cần phải thẳng thắn đối mặt để xử lý.
Ngân hàng Nhà nước nhận định rằng, báo cáo vẫn còn một số nội dung đánh giá, nhận định có sự khác biệt về quan điểm và cơ sở đánh giá giữa hai bên, chẳng hạn như về tỷ lệ nợ xấu, sở hữu chéo, can thiệp của chính quyền trung ương và địa phương trong hoạt động cho vay của ngân hàng, công tác thanh tra giám sát ngân hàng.
“Những đánh giá này chưa thật sự phản ánh chính xác hoạt động của thị trường tài chính Việt Nam, một phần do các yếu tố rất đặc thù về mặt thể chế, lịch sử và cơ chế vận hành thị trường tài chính Việt Nam, và một phần do các nỗ lực cải cách của Chính phủ chưa được ghi nhận một cách thỏa đáng vì thời điểm đánh giá diễn ra trong bối cảnh nền kinh tế trong nước đang gặp rất nhiều khó khăn, các biện pháp cải cách của Chính phủ lại mới bắt đầu đi vào triển khai, hoặc hiệu quả của các cơ chế và biện pháp đang áp dụng tại Việt Nam cần thời gian để chứng minh tính hiệu quả khi có sự khác biệt với thực tiễn quốc tế”, thông cáo của Ngân hàng Nhà nước viết.
Bài 1: Nợ xấu đã tích tụ một lượng lớn
Trở lại báo cáo của WB và IMF thực hiện cho thấy, báo cáo nhận định Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng ghi nhận kể từ khi chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch tập trung vào giữa năm 1980. Tuy nhiên, trong những năm gần đây nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và bộc lộ những dấu hiệu khó khăn về tài chính và doanh nghiệp, qua đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của hệ thống ngân hàng.
Các tổ chức đánh giá, một số doanh nghiệp nhà nước lớn mất khả năng thanh toán nợ và một số khá có biểu hiện vay nợ quá mức. Nợ xấu đã tích tụ một lượng lớn, ước thận trọng tới 12% trên tổng dư nợ tại thời điểm cuối 2012. Năng lực cho vay của hệ thống giảm là một trong những yếu tố khiến cho tín dụng giảm mạnh.
Khuyến nghị của các tổ chức đưa ra với ngành ngân hàng Việt Nam để xử lý nợ xấu, trước hết phải có được con số nợ xấu chính xác bằng kiểm toán tài chính đặc biệt. Kiểm toán hoạt động sẽ là cơ sở cho kế hoạch tái cấu trúc các ngân hàng, đồng thời phải xác định được các hình thức sở hữu chéo trong các ngân hàng.
Xử lý nợ xấu sẽ triển khai theo các hướng: do ngân hàng thực hiện, do một AMC tập trung thực hiện, còn lại tập trung xử lý nợ xấu của các doanh nghiệp nhà nước lớn và phức tạp.
Đánh giá về công ty quản lý tài sản tập trung DATC, báo cáo nêu rõ các ngân hàng không muốn sử dụng DATC do tỷ lệ thu nợ theo báo cáo là thấp, chỉ khoảng 28% giá trị ghi sổ sau khi đã cấn trư chi phí. Các AMC của các ngân hàng thương mại cũng chưa thực sự hoạt động hiệu quả.
Việc thành lập công ty quản lý nợ quốc gia VAMC được đánh giá là tích cực. Thế nhưng hiệu quả của chiến lược xử lý nợ xấu này còn chưa rõ ràng và có thể cần phải có cách tiếp cận đa chiều chủ động hơn. Việc sử dụng trái phiếu VAMC để tiếp cận thanh khoản có thể chỉ được một số ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng về thanh khoản quan tâm. Nếu các tài sản VAMC mua lại được chuyển nhượng và lưu kho không có sự quản lý và giải quyết chủ động thì sẽ mất giá trị theo thời gian. Báo cáo đánh giá trong bất kỳ trường hợp nào VAMC sẽ chỉ giải quyết được một phần nợ xấu.
WB và IMF cho rằng, các cơ quan chức năng có thể phải áp dụng phương pháp tái cơ cấu đa chiều với 4 cấu phần chính liên kết mật thiết với nhau để giải quyết nợ xấu.
Thứ nhất, để giải quyết nợ xấu của tập đoàn lớn và đa năng cần có tòa án giám sát trình tự tiến độ phát sản, tất nhiên để đảm bảo cấu phần này có hiệu quả thì cần xem lại cơ chế phá sản doanh nghiệp để hỗ trợ quá trình tái thiết và thanh lý chính thức.
Hai là tái cơ cấu hệ thống ngân hàng xác định là nòng cốt, đi cùng với đó cho phép các chủ nợ triển khai cơ chế tự dàn xếp và phê duyệt rút gọn, cho phép các bên tham gia thỏa thuận tự dàn xếp.
Ba là xác định VAMC là đơn vị chính trong giải quyết nợ xấu, đặc biệt là trong bất động sản.
Thứ tư là sử dụng một cách hạn chế các cơ chế tái cơ cấu hành chính đặc biệt đối với các trường hợp nợ của các doanh nghiệp nhà nước tập trung ở các ngân hàng thương mại nhà nước.
>> Xử lý nợ xấu qua VAMC, khó khăn thực sự ở đâu?
Theo Tùng Lâm