MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Nổi bật] Bất hạnh cuối đời nhà sáng lập Victoria's Secret, chiến lược 'yêu nước' của Trung Nguyên

14-11-2013 - 17:43 PM |

Thông điệp yêu nước của Trung Nguyên là gì? Xem thêm

Cho dù Nescafe hay Starbucks có thể giả lập được hương vị, giả lập được cách pha chế thì trong tâm lý khách hàng, họ vẫn bị nhận thức là thương hiệu ngoại xa lạ với khẩu vị của người Việt. Trung Nguyên đã lợi dụng được điều này và cho ra đời nhãn hiệu G7.

Bằng cách khéo léo đặt G7 vào thế đối lập với Nescafe như là cuộc chiến của thương hiệu Việt vs thương hiệu ngoại, Trung Nguyên đã khiến đối thủ là Nescafe cuối cùng cũng không thể ngồi yên và buộc phải đi theo cách của G7. 

Tân Phó thủ tướng Phạm Bình Minh: 'Cha dạy tôi cách đứng vững trên đôi chân của mình' Xem thêm

Bộ trưởng Phạm Bình Minh, người vừa được bổ nhiệm chức vụ Phó thủ tướng, là con trai của cố Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, người từng có hai khóa Ủy viên Bộ Chính trị.

Kiến thức vững vàng, phong cách tự tin và không cứng nhắc, thậm chí hóm hỉnh, là những điều mà nhiều người cảm nhận được về ông Phạm Bình Minh. Nói về ảnh hưởng từ cha mình, ông Minh nói: "Cha dạy tôi cách đứng vững trên đôi chân của mình, chính bằng kinh nghiệm và vốn sống của mình”.

Quan hệ mờ ám giữa con gái ông Ôn Gia Bảo và ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ Xem thêm

Để củng cố vị thế ở Trung Quốc, JPMorgan Chase đã dựa vào một công ty tư vấn được điều hành bởi vị nữ giám đốc 32 tuổi có tên Lily Chang. Công ty của Chang – nhận được hợp đồng 75.000 USD mỗi tháng từ JPMorgan – dường như chỉ có hai nhân viên. Nhìn từ bên ngoài, có vẻ bà Chang này chẳng đủ danh tiếng và ảnh hưởng để mang lại lợi lộc gì cho ngân hàng.

Tuy nhiên, theo tờ New York Times, các lãnh đạo của JPMorgan ở Hồng Kông cho biết Lily Chang thực chất chính là Wen Ruchun – con gái duy nhất của cựu Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo (Wen Jiabao).

Kính thưa những 'thảm họa kính thưa' Xem thêm

Năm 1996, trong lễ  khai mạc Olympic Atlanta, Tổng thống Bill Clinton đã “đọc bài diễn văn” dài đúng 15 từ: "Tôi tuyên bố khai mạc Thế vận hội Atlanta, Olympic hiện đại lần thứ XXVI".

Ở ta - với truyền thống kính thưa - có lẽ lời khai mạc không 1.000 thì cũng 500 chữ dành cho việc đọc các chức danh quan chức có mặt.  Và kiểu gì cũng phải có chục lời cảm ơn nữa.

Chủ tịch SHB: 'Hồi sinh doanh nghiệp cái khó nhất là con người chứ không phải tiền' Xem thêm

SHB đã tái cấu trúc Bianfishco thành công: 10 tháng đầu năm 2013 doanh số xuất khẩu đạt 240 tỷ đồng, doanh thu trong nước 60 tỷ đồng, lợi nhuận đạt hơn 30 tỷ. Từ một công ty thua lỗ, doanh thu và lợi nhuận của Bình An đã tăng trở lại.

Lộ trình phát triển: Khi Bình An hoạt động ổn định trở lại, có hiệu quả và có uy tín trên thương trường, sau 3-5 năm sẽ niêm yết cổ phiếu Bianfishco trên sàn chứng khoán trong nước và quốc tế, sau đó SHB sẽ thoái vốn.

Kinh nghiệm rút ra: "Tái cấu trúc doanh nghiệp không phải chỉ là đưa tiền vào, đưa ra giải pháp chung chung, việc này chỉ cần nhờ đến các nhà đầu tư tài chính. Cái khó nhất để vực dậy một doanh nghiệp và đem lại hiệu quả trong hoạt động chính là vấn đề con người."

Chuyện lạ: Xe thang cứu hỏa triệu đô ở Việt Nam, 14 năm chữa cháy 1 lần Xem thêm

Chiếc xe thang 72m chuyên dùng cho chữa cháy và cứu hộ thuộc loại cao nhất và duy nhất ở VN hiện nay với chi phí nhập khẩu hơn 1 triệu USD. 

Vụ cháy duy nhất mà chiếc xe thang này được điều đến hiện trường nhưng lại không vươn thang được, do nhà quá thấp so với xe, không đảm bảo kỹ thuật khi vươn thang. 

- Xe có tải trọng quá lớn, không thể đi qua các cầu hiện có ở TPHCM, chi phí mỗi lần sửa hơn 10.000 - 12.000 euro. Chưa kể những hỏng hóc lặt vặt khác cũng phải tốn hàng trăm triệu đồng để sửa chữa. 

Bài hot: Cái kết bất hạnh của nhà sáng lập Victoria's Secret Xem thêm

Xấu hổ khi đi mua đồ lót cho vợ, Raymond đã nghĩ ra ý tưởng: xây dựng một cửa hàng cao cấp chuyên bán đồ lót cho phái nữ, để các quý ông có thể vào chọn thoải mái mà không bị thiên hạ dè bỉu.

Vay mượn 80.000 USD, Raymond mở cửa hàng Victoria’s Secret đầu tiên. Ngay trong năm đầu tiên, cửa hàng này đã kiếm ra 500.000 USD. 5 năm sau, cửa hàng gặp khó khăn, ông bán lại công ty cho Leslie Wexner với giá 1 triệu USD.

2 năm sau, Victoria’s Secret đã trở thành công ty đã có giá trị lên tới 500 triệu USD. Raymond sau đó tự tử ở cầu Cổng Vàng.

Raymond đã đưa ra 1 ý tưởng thiên tài, đủ để tạo ra thương hiệu mang tầm Quốc tế nhưng lại thiếu đi tầm nhìn. Trong khi đó, Wexner có cả tầm nhìn và kỹ năng, để hướng khách hàng tới cái mà mình nhìn thấy.

dungtq

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên