MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Nổi bật] 'Chúng tôi không tin người Việt Nam' - Lỗi dịch thuật và biên tập cẩu thả của Euronews

11-03-2014 - 18:00 PM |

Khối tài sản trị giá 'nhiều nghìn tỷ đồng' của đại gia Trầm Bê có những gì? Xem thêm

Khối tài sản trị giá 'nhiều nghìn tỷ đồng' của đại gia Trầm Bê có những gì? (1)

Đừng bao giờ nói 3 chữ 'TÔI KHÔNG BIẾT' trong một cuộc phỏng vấn Xem thêm

Tôi không biết: Người tuyển dụng thấy rằng bạn chưa chuẩn bị trước và không thể tự suy nghĩ trên chính đôi chân của mình.

Lương của tôi là bao nhiêu?: Sẽ có thời điểm và địa điểm phù hợp để nhắc đến vấn đề này, nhưng cuộc phỏng vấn đầu tiên không bao giờ là lựa chọn hay. 

Tôi sẽ được nghỉ phép bao lâu?: Các công ty kiếm tìm nhân viên có tham vọng, cầu tiến, chứ không phải người tìm kiếm một cuộc sống dễ dàng. 

Tôi không thích công ty hiện tại của mình: Nó sẽ khiến người tuyển dụng cho rằng bạn có vẻ giống kiểu nhân viên khó quản lý. 

Tôi không có bất cứ câu hỏi nào: Những trao đổi chủ động với người tuyển dụng sẽ giúp quá trình phỏng vấn không bị diễn ra một chiều.

Sara Blakely: Nữ tỷ phú sẵn sàng thử đồ lót ngay tại cuộc họp Xem thêm

Sara Blakely bước chân vào thương trường với công việc kinh doanh đầu tiên là mở một câu lạc bộ trông trẻ tại khách sạn Clearwater Beach Hilton năm 19 tuổi. Tuy nhiên cô gặp phải những thất bại đầu đời khi bị đuổi việc.

Thời gian làm nhân viên bán máy fax tôi luyện cho Sara khả năng thương thuyết và kỹ năng bán hàng tuyệt vời. Từ đây cô nảy ra ý tưởng kinh doanh loại đồ lót chưa hề có trên thị trường và sáng lập thương hiệu đồ lót Sparx trứ danh với 5.000 USD. Đến năm 2013, công ty được định giá tỷ đô..

Với Sara, quảng cáo truyền miệng mới là chiến lược mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Sara luôn quan niệm rằng: “Rủi ro lớn nhất của đời người là không dám chấp nhận rủi ro".

Sự thật chuyện 'Đi đâu cũng thấy CEO gốc Ấn' Xem thêm

Lại bàn chuyện "ông lớn Hoa Kỳ" chọn tân CEO Ấn Độ của Microsoft, nhiều người hỏi có chắc Ấn Độ là cái nôi sinh ra các CEO khi mà trên thực tế, số lượng CEO Ấn ở các công ty nước ngoài khá khiêm tốn.

Số lượng không nhiều, nhưng đâu đâu trọng dụng CEO nước ngoài. Đây là kết quả của toàn cầu hóa.

Qua việc bổ nhiệm CEO Ấn Độ, Microsoft muốn gửi tới thông điệp "trọng nhân tài không kể xuất xứ".

Vì sao ngân hàng sợ Bitcoin? Xem thêm

Ngân hàng Nhà nước đã có văn bản cấm các “tổ chức tín dụng không được phép sử dụng bitcoin (và các loại tiền ảo tương tự khác) như một loại tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán. NHNN cũng cảnh báo sử dụng đồng tiền ảo tại Việt Nam là "phạm pháp" và khuyên Nhà đầu tư cẩn thận.

Thật ra, chưa cần đến NHNN cấm, các tổ chức tín dụng của Việt Nam có lẽ cũng rất muốn nói không với loại tiền ảo này. Đơn cử với dịch vụ kiều hối. Việt Nam là một trong 10 nước nhận kiều hối lớn nhất thế giới. Năm 2013 tổng số tiền mà người (gốc) Việt sống và làm việc ở nước ngoài gửi về Việt Nam là 11 tỉ USD.

Tuy nhiên phí chuyển kiều hối về Việt Nam hiện rất cao. Nếu gửi 1.000 USD từ Mỹ về Việt Nam bằng Money Gram sẽ mất 16 USD tiền phí. Trong khi nếu dùng Bitcoin, có gửi 1 triệu USD mức phí cũng sẽ chỉ vài chục xu, dẫu gửi từ bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Bài hot: Người nhà vụ máy bay mất tích nói: "Chúng tôi không tin người Việt Nam". Sự thật là gì? Xem thêm

Trong vụ máy bay Malaysia mất tích, một video tin tức của hãng Euronews đã khiến người Việt Nam giận dữ khi quay cảnh một người phụ nữ Trung Quốc nói bằng tiếng Trung với thái độ hết sức bực bội.

Theo phóng viên Euronews, người phụ nữ này nói: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc gửi đội tìm kiếm càng sớm càng tốt. Chúng tôi không tin người Việt Nam. Họ không có khả năng lắm" (nguyên gốc tiếng Anh: "We hope the Chinese government sends search team as soon as possible. We don't trust the Vietnamese people. They are not very capable").

Ở thời điểm người phụ nữ nói đầy tức tối ấy, hãng thông tấn Reuters cũng ghi lại được khoảnh khắc này. Và kỳ lạ là, Reuters dịch lời người phụ nữ nói trên khác hẳn so với Euronews: "Một số người khóc, số khác kiểm tra thông tin từ di động. Trong phòng chẳng có gì cả trừ một chút nước, bánh quy và bánh mì. Chẳng có gì hết. Người ta ngồi trên ghế, ngồi cả xuống sàn nhà, vì chẳng có đủ ghế."

(Nguyên gốc tiếng Anh: "Some people are crying, some are checking information on their mobile phones, there is nothing in the rooms except for some water, biscuits and bread. There is nothing else. People are sitting in chairs, or even on the floor, because there are not enough chairs.")

Người phụ nữ trong video có nhắc tới Việt Nam (ở thời điểm 0:57, video Euronews), nhưng cái bà này nói trong nước mắt là: "Chúng tôi hy vọng chính phủ Trung Quốc sớm phái đội tìm kiếm cứu hộ đi, bởi vì Việt Nam họ không có đội tìm kiếm cứu hộ chuyên nghiệp".

kyanh

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên