Phim Transformer nói gì về kinh tế Trung Quốc?
Người tiêu dùng Trung Quốc dường như không bị ảnh hưởng bởi những tín hiệu tiêu cực gần đây của nền kinh tế vĩ mô.
- 27-10-2013Kinh tế Trung Quốc: Tăng trưởng dối trá?
- 19-01-2013Số liệu thống kê kinh tế Trung Quốc: Tin vào đâu?
- 08-05-2014Những bộ phim bom tấn mắc lời nguyền
- 01-01-201415 phim bom tấn hot nhất 2013: Bạn đã xem đủ?
Nền kinh tế Trung Quốc có thể suy giảm nhưng sẽ không có “thời đại diệt vong" (Age of Extinction) trong câu chuyện tiêu dùng ở đại lục. Đây là nhận xét của ngân hàng Morgan Stanley về kinh tế Trung Quốc, ví von với tập mới nhất của loạt phim Transformers – bộ phim vừa được khởi chiếu tại Trung Quốc thứ 6 tuần trước.
Trong 3 ngày cuối tuần trước, bộ phim này đã có tổng doanh thu hơn 96 triệu USD – chiếm 1/3 trong tổng số 301 triệu USD thu được từ các rạp chiếu phim trên toàn thế giới.
Điều đáng nói ở đây là Transfomer vẫn thu được doanh số cao ngất ngưởng ở một thị trường mà chi tiêu tiêu dùng đang cố gắng chứng tỏ sức mạnh.
Khi tập phim đầu tiên được công chiếu năm 2007, Trung Quốc chỉ đóng góp 6% trong tổng doanh thu toàn cầu. Năm 2009, tỷ lệ tăng lên 9% khi tập 2 công chiếu và 16% khi tập 3 ra mắt năm 2011.
Tuy nhiên, đây chỉ là một ví dụ nhỏ về sức mạnh tiêu dùng của Trung Quốc trong bối cảnh nền kinh tế giảm tốc. Phần lớn tiêu dùng của các hộ gia đình (xe hơi, vé máy bay, ăn tối ở nhà hàng…) đều đã tăng gấp đôi hoặc thậm chí tăng với tốc độ hai con số.
Quý I, thị trường thương mại điện tử cũng tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.
Liên kết sức mạnh của người tiêu dùng Trung Quốc với chiến lược đầu tư chứng khoán, Morgan Stanley khuyến khích đầu tư vào cổ phiếu của các công ty tiêu dùng, IT và y tế, bên cạnh các cổ phiếu vốn được đánh giá tốt như ngân hàng, bảo hiểm và năng lượng.
Theo Thiên Bình