'Sáng mắt' với sữa ngoại !
- 19-08-2013Sữa ngoại dính độc vẫn tung hoành, sữa nội khó thắng thế
- 13-08-2013Phải làm gì khi bạn trót bán sữa bẩn cho vài tỷ người?
- 12-08-2013Fonterra đã thoát hiểm trong vụ sữa độc melamine như thế nào?
Nội dung nổi bật:
- Các hãng sữa ngoại chi cho quảng cáo gấp tới 4 lần mức cho phép. Từ cửa khẩu đến tay người tiêu dùng, giá một hộp sữa bột đã đội lên gấp 4 - 9 lần.
- Nhiều sản phẩm lâu nay vẫn được gọi là sữa đã được các hãng sữa ngoại gọi là thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng, nên nghiễm nhiên đã bị loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải kiểm soát về giá.
Sau nhiều năm tâm lý sính sữa ngoại ăn sâu vào tiềm thức NTD, nay nó lại bị mất đi một cách nhanh chóng. Một số chuyên gia cho rằng, NTD VN đã có một phen “sáng mắt” đối với hàng ngoại.
Tuy nhiên, về phía DN trong nước cũng cần phải đặt lại nhiều câu hỏi với mình như: tại sao sữa nội lại bị hàng ngoại thao túng một thời gian dài? Phải làm gì để lấy được lòng tin người tiêu dùng (NTD) và giữ gìn nó?
Vì sao sữa ngoại thao túng?
Liệu có phải vì chất lượng hay đầu tư quảng bá thương hiệu của sữa ngoại quá tốt? Câu hỏi này một lần nữa đã được cả NTD và các cơ quan, tổ chức nhìn nhận lại một cách thấu đáo hơn. Trước tiên nói về chất lượng, TS Nguyễn Thị Lâm - Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng VN cho biết, kết quả phân tích thành phần của các loại sữa nhập ngoại và sữa nội cho thấy, sữa nội không thua kém về chất lượng so với sữa ngoại, nhất là các thành phần chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất.
Như vậy, chúng ta phải quay lại với việc so sánh đầu tư cho quảng bá thương hiệu giữa sữa nội và sữa ngoại nhập. Theo quy định hiện nay DN chỉ có thể giành khoản chi phí cho quảng cáo tiếp thị tối đa 10% tổng chi phí được khấu trừ.
Tuy nhiên, theo một kết quả thanh tra giá cả của Bộ Tài chính cách đây vài năm, không ít các hãng sữa ngoại thậm chí đã chi cho quảng cáo gấp tới bốn lần mức cho phép.
Thực tế, trong bảng thông kê giá nhập khẩu và bán lẻ một số sản phẩm sữa bột trên thị trường, bên trái là mức giá nhập khẩu do cục hải quan cung cấp quanh mức 100 ngàn đồng/hộp, còn bên phải là giá bán lẻ tham khảo trên thị trường trong nước từ 400 đến hơn 900 ngàn đồng. Như vậy từ cửa khẩu đến tay người tiêu dùng giá một hộp sữa bột đã đội lên gấp 4 - 9 lần.
Theo thống kê của VCCI, mỗi năm trung bình có 2 đến 3 đợt tăng giá sữa. Chỉ tính riêng giai đoạn từ 2007 – 2010, giá sữa “nhảy múa” tới 16 lần. Còn trong năm 2013, mới 6 tháng đầu năm, sữa đã tăng giá đến 3 lần, mỗi lần tăng từ 5-10% giá bán. Thậm chí, một số loại sữa còn tăng 13-14%.
Một trong những nguyên nhân của tình trạng sữa ngoại tăng giá chóng mặt đã được các chuyên gia chỉ ra từ chính lỗi kỹ thuật về cách định nghĩa thế nào là sữa của Bộ Y tế. Nhiều sản phẩm lâu nay vẫn được gọi là sữa đã được các hãng sữa ngoại gọi là thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng. Do đó, những sản phẩm này nghiễm nhiên đã bị loại khỏi danh mục hàng hóa cần phải kiểm soát về giá.
Lấy lại niềm tin của người tiêu dùng
Thông tin từ Cục quản lý giá Bộ Tài chính cho biết, Cục đang làm việc với Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Bộ Y tế để kiến nghị đưa các mặt hàng như thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng vào danh mục hàng bình ổn giá. Tuy nhiên, đây cũng mới là thông tin chưa chính thức.
Trong khi, các DN sản xuất sữa nội và NTD vẫn đang phải chờ đợi thì thị trường Trung Quốc lại có những tín hiệu rất quyết liệt. Đầu tháng 8 vừa qua, Trung Quốc đã áp dụng mức phạt cao kỷ lục lên tới 110 triệu USD đối với 6 nhà sản xuất sữa trẻ em vì hành vi thao túng giá gây tổn hại lợi ích của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, những biện pháp mạnh tay của cơ quan quản lý nhà nước chỉ là một góc nhỏ của câu chuyện thị trường. Điều quan trọng hàng đầu vẫn phải bắt nguồn từ DN sữa trong nước tự khẳng định mình. Ngoài việc nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm sữa, việc làm rõ các thông tin liên quan đến sữa cũng góp phần định hướng cho NTD.
Theo Bá Tú