S&P và Moody’s lạc quan về kinh tế Việt Nam trong dài hạn
Rủi ro tín dụng (CDS) của Việt Nam giảm so với đầu năm 2014 nhờ tình hình kinh tế vĩ mô được cải thiện, đó là nhận định trong báo cáo xuất bản ngày 10/7 của VPBS.
- 09-07-2014Kinh tế Việt Nam ổn định với động lực chính từ FDI
- 08-07-2014WB: Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6%, thậm chí là 7 - 8%
- 07-07-2014Kinh tế 6 tháng cuối năm 2014: Ứng phó với biến số “Biển Đông”?
Theo Tổng cục thống kê, GDP 6 tháng đầu năm tăng 5,18%, cao hơn mức 4,9% trong cùng kỳ năm 2013. Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5,8% trong 6 tháng đầu năm,cao hơn mức 5,2% trong cùng kỳ năm 2013. Chỉ số PMI tháng 6 đạt 52,3, giảm nhẹ so với mức 52,5 trong tháng 5.
Tuy nhiên chỉ số PMI đã vượt mức 50 điểm 9 tháng liên tiếp, cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh đang được cải thiện. Số lượng các đơn hàng sản xuất mới tăng trong 7 tháng liên tiếp. Thặng dư thương mại tiếp tục được duy trì và dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vẫn dồi dào hỗ trợ cán cân thanh toán thặng dư.
Đầu tháng 6, World Bank đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tuy nhiên giữ nguyên triển vọng tăng tưởng kinh tế Việt Nam trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu. Một số tổ chức hàng đầu khác như S&P và Moody’s cũng có chung nhận định về tình hình kinh tế khả quan của Việt Nam trong dài hạn
Chỉ số BCI - Business Climate Index, tức ‘Chỉ số môi trường kinh doanh’, là chỉ số đánh giá mức độ tự tin vào môi trường đầu tư của các công ty Châu Âu đóng tại Việt Nam.
Các chỉ số kinh tế cho thấy nền kinh tế Việt Nam đã được cải thiện, giúp CDS đạt mức thấp kỷ lục là 189,52 ngày 11/6 kể từ 1 năm gần đây. Mặc dù CDS Việt Nam sau đó tăng nhẹ và dao động quanh mức 200 điểm nhưng triển vọng kinh tế vẫn rất khả quan. Cuối tháng sáu, CDS Việt Nam ở mức 208,04 điểm.
Dưới đây là xếp hạng tín dụng của một số nước trong khu vực ( theo báo cáo của VPBS ):
* Số liệu ngày 25/6 ** Số liệu ngày 27/6 *** Số liệu ngày 31/5
>> Fitch xếp hạng tín nhiệm các ngân hàng Việt Nam
Vương Nguyên