MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tập đoàn đa quốc gia nghĩ gì về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam?

26-06-2014 - 16:11 PM |

Ưu đãi đầu tư chỉ được đánh giá cao bởi các công ty có quy mô nhỏ, quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài bị tác động chủ yếu bởi nền tảng kinh tế vững chắc của nước chủ nhà.

Nội dung chính:

- Ưu đãi đầu tư quốc tế không ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các tập đoàn nước ngoài. Môi trường kinh tế, chính trị và xã hội mới là yếu tố quyết định.

- Những yếu tố nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến là sự ổn định kinh tế và chính trị, chi phí lao động, thuế, khung pháp lý của nước sở tại và chất lượng của cơ sở hạ tầng.

- Ưu đãi đầu tư chỉ được xếp thứ hạng cao hơn bởi các công ty có quy mô nhỏ. Ngược lại, thuế dường như quan trọng hơn đối với các công ty vừa và lớn.

- Hầu hết tất cả các công ty được khảo sát đều nhấn mạnh tính quan trọng của việc nhận được các ưu đãi tài chính đối với quyết định đầu tư của họ.


Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) vừa công bố báo cáo ưu đãi đầu tư và hoạt động của doanh nghiệp, xuất phát từ nghiên cứu điều điều tra công nghiệp Việt Nam.

Điểm đáng chú ý nhất trong báo cáo quan trọng này của UNIDO là việc kết quả khảo sát đã trả lời cho câu hỏi: Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về ưu đãi đầu tư ở Việt Nam?

Quyết định đầu tư có liên quan đến ưu đãi?

Nghiên cứu thực tế dường như gợi ý rằng ưu đãi đầu tư quốc tế chỉ đóng một vai trò hạn chế trong việc xác định kiểu mẫu quốc tế về đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Các nhân tố liên quan đến môi trường đầu tư, chẳng hạn như sự dễ dàng trong xuất nhập khẩu, việc có sẵn các nhà cung ứng địa phương, khung pháp lý, chi phí sản xuất, hàng tầng đầy đủ và vị trí địa lý của quốc gia lý giải cho hầu hết các sự khác biệt giữa các quốc gia trong dòng đầu tư FDI.

Tính hiệu quả của ưu đãi đầu tư do vây liên quan đến môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ở nơi các ưu đãi đầu tư này được đưa ra và do vậy ưu đãi đầu tư không bao giờ có thể bồi hoàn và bù đắp cho những thách thức mà các điều kiện môi trường đầu tư yếu kém và không thuận lợi tạo nên.

 

Mặt khác, tác động kinh tế của ưu đãi đầu tư có thể được củng cố bởi những nhân tố địa lý đặc thù khác.

Bằng chứng của cuộc khảo sát chỉ ra rằng các quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài bị tác động chủ yếu bởi nền tảng kinh tế vững chắc trong các nền kinh tế của nước chủ nhà, rồi sau đó mới đến khung ưu đãi.

Các phản hồi của khảo sát gởi ý rằng các nhân tố địa thế đặc thù quan trọng nhất mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến là sự ổn định kinh tế và chính trị, chi phí lao động, thuế, khung pháp lý của nước sở tại và chất lượng của cơ sở hạ tầng.

Tác động của các chính sách ưu đãi và thuế đối với quyết định đầu tư của các công ty nước ngoài biến đổi tùy theo hoại nhà đầu tư.

Các phản hồi cũng thể hiện rằng các công ty xuất khẩu xếp thứ hạng thuế cao hơn các công ty không xuất khẩu, ngược lai họ cho rằng các ưu đãi đầu tư ít quan trọng hơn so với các công ty không xuất khẩu.

Các Công ty xuyên quốc gia (TNCs) dường như chịu ảnh hưởng bởi cả hai chính sách hơn so với các doanh nhân nước ngoài (FEs).

Ưu đãi đầu tư chỉ được xếp thứ hạng cao hơn bởi các công ty có quy mô nhỏ so với công ty vừa và lớn. Ngược lại, thuế dường như quan trọng hơn đối với các công ty vừa và lớn so với các công ty nhỏ.

Về độ tuổi công ty, các công ty hơn 21 năm tuổi ít bị ảnh hưởng bởi các chính sách ưu đãi và thuế.

“Chuộng” ưu đãi tài chính

Phân tích này chỉ ra rằng tất cả các loại hình ưu đãi được cho là quan trọng bởi một công ty nước ngoài là ít nhất, tuy nhiên, hầu hết tất cả các công ty được khảo sát được nhận các ưu đãi tài chính (437 doanh nghiệp) nhấn mạnh tính quan trọng của việc này đối với quyết định đầu tư.

Cùng với việc đặt ra mục tiêu cụ thể đối với cơ chế chính sách ưu đãi tại Việt Nam, các phản hồi gợi ý rằng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FIE) có nhận ưu đãi từ các lĩnh vực có liên quan đến hoạt động sản xuất công nghệ vừa và cao (mức trung bình là 56,4% các doanh nghiệp FIE được nhận ưu đãi hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ vừa và cao) và từ các hoạt động sản xuất công nghệ thấp (43,6%) phần nào phản ảnh được tầm quan trọng của các ngành công nghiệp nào đó về góc độ tạo việc làm.

Nói chung, các mục tiêu và tiêu chí của khung ưu đãi đầu tư phản ảnh đầy đủ các công ty đầu tư nước ngoài được nhận ưu đãi trong khảo sát.

 

Cũng cần ghi nhận rằng khoảng 72% các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài được nhận ưu đãi là công ty con của các TNC, phần nào phản ảnh mục tiêu rộng rãi thu hút hầu hết các mô hình đầu tư trực tiếp nước ngoài truyền thống thông qua ưu đãi cho các đối tượng đã được cấp.

Tóm lại, bằng chứng khảo sát gợi ý rằng loại hình ưu đãi đầu tư chủ yếu là loại tài chính, chủ yếu là miễn thuế: do vậy trọng tâm của bài báo cáo này là về các ưu đãi tài chính.

Với mối tương quan gần gũi giữa việc nhận và tầm quan trọng của các ưu đãi tài chính, bài báo cáo này sẽ tiến hành phân tích mối quan hệ giữa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và việc nhận hoặc không nhân các ưu đãi quan phân tích mô tả và hồi quy.

Được biết, báo cáo này được giới hạn đến mẫu thứ cấp của 1.426 công ty sản xuất. Trong đó, có 836 công ty (chiếm 58,6%) là công ty sở hữu nước ngoài, 462 công ty (chiếm 32,4%) là công ty tư nhân trong nước và 128 công ty (chiếm 9%) là doanh nghiệp nhà nước.

Các công ty có địa điềm chủ yếu tại 4 tỉnh thành chính là TP. Hồ Chí Minh (390 công ty), Bình Dương (375 công ty), Đồng Nai (233 công ty), và Hà Nội (290 công ty).

Các tỉnh khác gồm Vĩnh Phúc (23 công ty), Bắc Ninh (31 công ty ), Đà Nẵng (31 công ty ) và Bà Rịa-Vũng Tàu (33 công ty ).

Liên quan đến phân bố các ngành sản xuất, các ngành sản xuất lớn nhất gồm sản xuất kim loại chế tạo, quần áo may mặc, các sản phẩm cao su và nhựa.

Về quy mô công ty, 453 công ty được khảo sát sử dụng dưới 200 người lao động, và 299 công ty sử dụng giữa 200 và 300 người lao động, và 674 công ty sử dụng hơn 300 người lao động. Về tổng tài sản, hầu như 60% công ty được khảo sát có tổng tài sản hơn 4,7 triệu USD.

Phân tích thứ hai so sánh các đặc tính của các doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước cũng so sánh như hiệu quả hoạt động giữa các doanh nghiệp tư nhân trong nước, nước ngoài và sở hữu nhà nước.

>> Ưu đãi vàng cho FDI

Theo Vũ Minh

anhnt

Diễn đàn đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên