Thế giới không ai thi tuyển sếp tập đoàn
- 02-11-2013Ông Đặng Thành Tâm: 'Việc chính của tôi trong hai năm tới là tôi phải trả hết nợ'
- 15-01-2013Phó giám đốc Sở đầu tiên được tuyển công khai kể chuyện thi tuyển
- 23-10-2013Hiến pháp và những khoảng lặng bên hành lang Quốc hội
- 22-10-2013Dự thảo Hiến pháp trình Quốc hội thông qua có gì mới?
- 22-10-2013Dự thảo sửa đổi Hiến Pháp: Chính phủ phải chấp hành Quốc Hội
Trao đổi bên hành lang QH hôm nay (1/11), Phó Chủ nhiệm UB Kinh tế QH Nguyễn Đức Kiên nhận định việc thi tuyển lãnh đạo tập đoàn là không thể xảy ra.
Theo ông, đề xuất của đại biểu Nguyễn Thị Khá (Trà Vinh) tại phiên thảo luận chiều 31/10 về việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo tập đoàn có khả thi không?
Trên thế giới không nước nào làm như vậy, họ chỉ thi tuyển công chức thôi. Vì mỗi tập đoàn có một đặc thù sản xuất riêng, hội đồng thành viên là hội đồng của các ông chủ của tập đoàn đó phải tuyển chọn người lãnh đạo, không ai thi không ai chấm ở đây. Do đó, từ kinh nghiệm quốc tế thì không thể thi tuyển lãnh đạo tập đoàn được.
- Có lẽ do thực tế chất lượng hoạt động của một số tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện nay mà đại biểu muốn gợi ý một cách làm khác?
Doanh nghiệp nào cũng cần lãnh đạo giỏi, không chỉ riêng doanh nghiệp nhà nước. Nhưng doanh nghiệp nhà nước là sở hữu chung, quy trình tuyển chọn có phức tạp hơn các doanh nghiệp ở các thành phần kinh tế khác, nơi ông chủ là người trực tiếp làm hoặc tuyển chọn.
Khi nói về vấn đề gì, cần nhìn lại toàn bộ lịch sử phát triển của nó. Vinashin là một ví dụ điển hình về mọi lĩnh vực. Từ một doanh nghiệp được giao chưa đến 4.000 tỷ đồng tiền vốn năm 1996 đã phát triển thành một đội ngũ 80 nghìn lao động có tay nghề được đào tạo trong vòng 10 năm, đến lúc bắt đầu gặp khó khăn là 13 năm.
Như vậy để thấy những người lãnh đạo của Vinashin cũng có khả năng nhất định. Nhưng chúng ta lại quên mất không nói đến trách nhiệm của chủ sở hữu trong vấn đề này là giúp giám sát, định hướng để họ khỏi đi lệch. Đổ hết trách nhiệm lên đầu những người lãnh đạo doanh nghiệp là không đúng.
Cần nhìn nhận một cách nhân văn, đã là con người phải có sai lầm. Ta phải tổ chức bộ máy như thế nào để khi phát hiện sai lầm thì kịp thời chỉ ra để họ điều chỉnh. Nhưng động tác "chỉ ra" ta không làm được, nên mới nảy ra tình trạng như thế.
- Nếu có thể thí điểm việc thi tuyển thì liệu ta có đủ khả năng trả lương cho một lãnh đạo tập đoàn được bổ nhiệm qua thi tuyển không?
Đây là vấn đề chính sách cán bộ nên sẽ không có chuyện thi tuyển, đừng đặt một vấn đề không thể xảy ra. Theo kinh nghiệm thế giới, hãy nhìn việc chuyển giao lãnh đạo ở các tập đoàn lớn như Microsoft, Apple, Siemens, Boeing..., đâu có thông báo toàn thế giới là thi tuyển lãnh đạo đâu.
Như tôi đã nói, điều ta cần là một cơ chế của chủ sở hữu để giám sát những người điều hành doanh nghiệp đi đúng hướng. Ở các thành phần kinh tế khác chuyện này đơn giản vì người điều hành làm không đúng định hướng của chủ sở hữu thì sẽ bị thay. Ở kinh tế nhà nước, nhân sự là chung, ngân sách là tài sản XHCN, định hướng phải khác, xử lý nhân sự cũng khác.
Bổ nhiệm lãnh đạo tập đoàn hiện ta đã có quy chế: có năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và khả năng tập hợp quần chúng.