Thị trường Việt Nam - Sân chơi của các 'cá mập' bán lẻ
Từ tháng 1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ được mở cửa hoàn toàn. Giờ G đang đến gần, hàng loạt đại gia bán lẻ ngoại đã đổ bộ vào Việt Nam và lên những kế hoạch "khủng" để thâu tóm thị trường.
- 05-03-2014Đòn hiểm tận diệt của 'cá mập' bán lẻ ngoại quốc
- 03-03-20145 vấn đề sống chết khiến khách hàng quay lưng với các nhà bán lẻ
- 26-02-2014Thị trường bán lẻ: Miếng bánh ngon cho doanh nghiệp ngoại?
- 24-02-2014Học được gì công thức thành công của các nhà bán lẻ ô tô Mỹ?
- 12-02-2014Nhân sự kiện McDonald's khai trương: Economist nói gì về bất động sản bán lẻ Việt Nam?
- 03-02-2014Bán lẻ: Ngành hot 2014
Nội dung nổi bật:
- Một loạt tên tuổi các "cá mập" bán lẻ đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ đang hướng tới thị trường Việt Nam như Aeon, Lotte, Wal-Mart hay Fairprice của Singapore. Trong lĩnh vực bán lẻ thì họ không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, thương hiệu, mà còn có mối quan hệ với các đối tác lớn. Khi họ đã vào Việt Nam sẽ là đối thủ đáng gờm của nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
- Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam còn phải kể đến 2 "cá mập" cỡ bự khác là Big C và Metro Cash&Carry. Big C mặc dù đã có 24 siêu thị trên cả nước, nhưng vẫn không ngừng mở rộng chuỗi. Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ lên 45%. Còn theo quy hoạch của Bộ Công Thương, tới thời điểm đó, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011.
"Cá mập" săn mồi
Trong số này, có một "cá mập" đến từ Nhật Bản là Aeon. Trong lĩnh vực bán lẻ thì Aeon không chỉ mạnh về tiềm lực tài chính, thương hiệu, mà còn có mối quan hệ với các đối tác lớn. Khi họ đã vào Việt Nam sẽ là đối thủ đáng gờm của nhiều nhà bán lẻ trong và ngoài nước.
Có mặt ở thị trường Việt Nam từ năm 2011, nhưng mãi đến tháng 1/2014, Aeon mới có trung tâm mua sắm đầu tiên tại TP.HCM với số vốn đầu tư 100 triệu USD. Aeon đang tìm mọi cách biến Việt Nam thành "miếng bánh" sinh lời dựa trên phương thức thu hút khách hàng Việt bằng dịch vụ của người Nhật. 1/3 số lượng hàng hóa được cung cấp sẽ có xuất xứ từ Nhật Bản, 1/3 là hàng Việt Nam và phần còn lại có nguồn gốc khác. Người tiêu dùng Việt Nam vốn rất ưa chuộng hàng Nhật và đây là thế mạnh của Aeon, khiến nhiều đối thủ khác phải lo ngại.
Aeon cho biết, sẽ tiếp tục mở thêm trung tâm mua sắm ở Bình Dương vào tháng 10/2014 và năm 2015 sẽ mở ở Hà Nội. Dự kiến đến năm 2020, tập đoàn sẽ có khoảng 20 trung tâm mua sắm tại Việt Nam.
Một con "cá mập" khác của Hàn Quốc là Lotte vào Việt Nam từ 2007, thời gian qua đã chuẩn bị kỹ lưỡng để 2014 bung ra mạnh mẽ. Năm 2008, Lotte mới khai trương trung tâm thương mại đầu tiên tại quận 7 (TP.HCM) thì đến cuối 2013, con số này đã tăng lên 6. Doanh số năm 2013 của Lotte tại thị trường Việt Nam là 2.540 tỷ đồng.
Doanh số năm 2013 của Lotte tại thị trường Việt Nam là 2.540 tỷ đồng
So với các đại gia bán lẻ khác như Big C, Metro Cash & Carry, quy mô và mức độ chuyên nghiệp của Lotte chưa bằng, tuy nhiên, năm 2011, giới kinh doanh bán lẻ thế giới chứng kiến hai "gã khổng lồ" Wal-Mart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) phải rút khỏi thị trường Hàn Quốc vì không cạnh tranh nổi với Lotte vốn có khả năng xoay sở nhanh và hiểu rõ thị hiếu tiêu dùng của người Hàn Quốc. Điều này càng giúp Lotte Mart thêm tự tin để thâm nhập thị trường Việt Nam.
Theo kế hoạch, riêng năm 2014, Lotte sẽ khai trương 6 trung tâm thương mại mới tại Hà Nội, TP.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ... với vốn đầu tư từ 30-40 triệu USD mỗi cơ sở. Mục tiêu của Lotte tại thị trường Việt Nam là đến 2020 mở 60 trung tâm thương mại.
Tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới, Wal-Mart (Mỹ) mới đây cũng khẳng định sẽ đầu tư mở hệ thống siêu thị tại Việt Nam. Wall-Mart không chỉ đón đầu thị trường bán lẻ vào năm 2015 mà chuẩn bị để khai thác lợi thế của nhà nhập khẩu khi Việt Nam tham gia Hiệp định thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP). Với hệ thống siêu thị toàn cầu, mỗi năm Wall-Mart tiêu thụ khoảng 40 tỷ USD hàng từ Trung Quốc. Nếu vào Việt Nam, sẽ là đối thủ lớn của các nhà bán lẻ khác.
Wall-Mart không chỉ đón đầu thị trường bán lẻ vào năm 2015 mà chuẩn bị để khai thác lợi thế của nhà nhập khẩu khi Việt Nam tham gia TPP
Chiến thuật mà Wal-Mart áp dụng muôn năm cũ nhưng hiệu quả lúc nào cũng mới. Bởi chính sách ấy không bao giờ là cũ đối với khách hàng, đó là giảm giá, giảm giá và giảm giá hơn nữa. Wal-Mart nổi tiếng là bán hàng giá hạ, nhắm vào người tiêu thụ thuộc giới ít tiền. Bằng thực tế bán hàng, tập đoàn này khiến người ta dần hiểu rằng, không việc gì phải đi mua giấy lau tay hoặc bột giặt ở một tiệm sang trọng, trong khi tới Wal-Mart giá rẻ hơn mà hàng hóa vẫn như nhau. Với cách làm này hiện nay giới trung lưu cũng "xuống" mua ở Wal-Mart để tiết kiệm.
Tập đoàn bán lẻ lớn nhất của Thái Lan, Central Group cũng chuẩn bị khai trương chuỗi siêu thị Robinsons Department Store ở Hà Nội trong tháng 3/2014. Chi nhánh quốc tế đầu tiên của tập đoàn tại Hà Nội được đặt tại khu mua sắm giải trí nổi tiếng Royal City với diện tích 10.000m2. Dự kiến Central Group sẽ mở chuỗi siêu thị thứ hai tại TP.HCM vào cuối năm 2014. Hai chuỗi siêu thị này dự kiến sẽ cần khoảng 1.000 nhân viên.
Đấy là chưa kể tập đoàn bán lẻ Fairprice của Singapore cũng đã nắm tới 35% vốn tại một đại siêu thị TP.HCM và tập đoàn bán lẻ Auchan (Pháp) cũng tuyên bố đầu tư 500 triệu USD vào Việt Nam trong 10 năm.
Cuộc chiến khốc liệt
Ngoài ra, tại thị trường Việt Nam còn phải kể đến 2 "cá mập" cỡ bự khác là Big C và Metro Cash&Carry. Big C mặc dù đã có 24 siêu thị trên cả nước, nhưng vẫn không ngừng mở rộng chuỗi.
Không tiết lộ cụ thể số siêu thị mở mới hàng năm, song đại diện Big C Việt Nam nói rằng sẽ không hạn chế số lượng nếu có mặt bằng tốt. Metro Cash&Carry cũng tương tự, hiện có khoảng 20 siêu thị, nhưng tốc độ thâm nhập và mở rộng ngày một gia tăng với các địa điểm đẹp cùng giá cả rẻ chất lượng phục vụ tốt.
Metro Cash&Carry hiện có khoảng 20 siêu thị tại Việt Nam
Theo các doanh nghiệp, dù bị rơi khỏi Top 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, nhưng Việt Nam vẫn được coi là thị trường tiềm năng để các nhà đầu tư khai thác nhờ quy mô và số lượng người tiêu dùng. Không những thế, kênh bán lẻ hiện đại Việt Nam mới chỉ chiếm 25% thị phần, vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực như Philippines là 33%, Thái Lan 34%; Trung Quốc 51%, Malaysia 60%, Singapore 90%... Vì vậy cơ hội khai thác thị trường còn rất lớn.
Theo dự báo đến năm 2020, kênh bán lẻ hiện đại tại Việt Nam sẽ nâng tỷ lệ lên 45%. Còn theo quy hoạch của Bộ Công Thương, tới thời điểm đó, cả nước sẽ có khoảng 1.200-1.300 siêu thị, tăng gần 650 điểm so với năm 2011. Số trung tâm thương mại và trung tâm mua sắm cũng tăng lần lượt lên 180 và 157 điểm. Cơ hội vẫn giành cho tất cả các doanh nghiệp bán lẻ, nhưng "cuộc chiến" sẽ vô cùng khốc liệt.
Theo TRẦN THỦY