Ưu đãi vàng cho FDI
Có thể nói, Việt Nam đang ở trong thời điểm có rất nhiều lợi thế và cơ hội để thu hút vốn FDI.
- 25-06-2014Vốn FDI vào nông nghiệp chưa nhiều: Vì sao?
- 25-06-2014Doanh nghiệp FDI Đài Loan chuyển vốn sang Việt Nam
- 23-06-2014Thu hút đầu tư FDI vào TP.HCM gấp 4 lần cùng kỳ năm 2013
- 17-06-2014Thu hút FDI: "Cần thay đổi cách vận động các chính sách"
Xu hướng dịch chuyển vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ra khỏi Trung Quốc; nhiều doanh nghiệp Đài Loan muốn chuyển nhà máy qua VN; hàng loạt dự án tỉ đô của các tập đoàn đa quốc gia tuyên bố tăng vốn... Có thể nói, VN đang ở trong thời điểm có rất nhiều lợi thế và cơ hội để thu hút vốn FDI.
Nhận diện rất rõ cơ hội này, nhiều giải pháp, ưu đãi đã được Chính phủ, các bộ, ngành cho tới từng địa phương đưa ra nhằm tạo môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như dự án đầu tư sản xuất màn hình điện thoại di động trị giá khoảng 1 tỉ USD của Samsung tại Bắc Ninh sẽ được hưởng ưu đãi vượt trội về thuế, phí, cơ sở hạ tầng...
Nhiều địa phương cũng cam kết các gói đặc biệt cho công ty ngoại vào tỉnh mình; các diễn đàn gặp gỡ để giải quyết vướng mắc, để lắng nghe kiến nghị của nhà đầu tư ngoại cũng liên tục được mở ra...
Phải khẳng định là, việc "o bế" các nhà đầu tư lớn, "o bế" các dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao... để chớp cơ hội đẩy mạnh thu hút vốn FDI, tạo cơ sở cho việc dịch chuyển dòng vốn này theo hướng chất lượng thay vào số lượng, là điều cần thiết.
Nhưng cũng hết sức cần thiết và cấp thiết lúc này là nên có những giải pháp, hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) nội, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Báo cáo trình Chính phủ mới đây của Bộ KH-ĐT cho biết, hiệu quả đầu tư của khối DN vừa và nhỏ ngày càng kém đi.
Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2012, dù doanh thu tăng từ hơn 3,6 triệu tỉ đồng lên hơn 5 triệu tỉ đồng nhưng khoản lãi trước thuế lại giảm tới hơn 70%, từ trên 80.000 tỉ đồng xuống còn gần 23.000 tỉ đồng. Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này là do tiếp cận vốn khó khăn.
Theo thống kê, dù chiếm tới 97% về số lượng nhưng vốn sản xuất kinh doanh các DN này chỉ chiếm chưa tới 40% trong tổng vốn của toàn bộ khối DN. Ngược lại, mặc dù chiếm chưa đến 3% nhưng các DN lớn nắm giữ trên 60% nguồn lực. Đó là lý do, số lượng DN vừa và nhỏ phá sản ngày càng nhiều.
Nếu như năm 2010 họ chỉ chiếm 25% trong tổng số các DN phá sản, ngưng hoạt động thì tới năm 2012, tỷ lệ này đã được đẩy lên tới 65%. Những con số này cho thấy, DN vừa và nhỏ đang thực sự cần hỗ trợ, cần ưu đãi, cần các giải pháp thiết thực để trụ lại và vượt qua giai đoạn hiện nay.
Quan trọng hơn, nếu chúng ta chỉ "trải thảm đỏ", chỉ ưu đãi các DN FDI vô hình trung đã tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các thành phần DN, tạo lợi thế cho DN ngoại trong cạnh tranh, chèn lấn DN nội.
Trên thực tế, ngay với hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, ưu đãi không quan trọng bằng việc cải thiện môi trường đầu tư bao gồm cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, sự nhất quán trong cơ chế, chính sách...
Bởi đây chính là những yếu tố làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động của DN. Một môi trường đầu tư bình đẳng để cạnh tranh, thông thoáng để đạt hiệu quả cao nhất; ổn định để phát triển lâu dài... mới chính là những "ưu đãi" vàng với tất cả các thành phần DN.
>> 6 tháng đầu năm, vốn FDI 'đổ' vào Hà Nội tăng gần 14% so với cùng kỳ
Nhận diện rất rõ cơ hội này, nhiều giải pháp, ưu đãi đã được Chính phủ, các bộ, ngành cho tới từng địa phương đưa ra nhằm tạo môi trường tốt nhất, thuận lợi nhất cho nhà đầu tư nước ngoài. Đơn cử như dự án đầu tư sản xuất màn hình điện thoại di động trị giá khoảng 1 tỉ USD của Samsung tại Bắc Ninh sẽ được hưởng ưu đãi vượt trội về thuế, phí, cơ sở hạ tầng...
Nhiều địa phương cũng cam kết các gói đặc biệt cho công ty ngoại vào tỉnh mình; các diễn đàn gặp gỡ để giải quyết vướng mắc, để lắng nghe kiến nghị của nhà đầu tư ngoại cũng liên tục được mở ra...
Phải khẳng định là, việc "o bế" các nhà đầu tư lớn, "o bế" các dòng vốn FDI trong lĩnh vực công nghệ cao... để chớp cơ hội đẩy mạnh thu hút vốn FDI, tạo cơ sở cho việc dịch chuyển dòng vốn này theo hướng chất lượng thay vào số lượng, là điều cần thiết.
Nhưng cũng hết sức cần thiết và cấp thiết lúc này là nên có những giải pháp, hỗ trợ, ưu đãi cho các doanh nghiệp (DN) nội, đặc biệt là các DN vừa và nhỏ. Báo cáo trình Chính phủ mới đây của Bộ KH-ĐT cho biết, hiệu quả đầu tư của khối DN vừa và nhỏ ngày càng kém đi.
Cụ thể, giai đoạn 2010 - 2012, dù doanh thu tăng từ hơn 3,6 triệu tỉ đồng lên hơn 5 triệu tỉ đồng nhưng khoản lãi trước thuế lại giảm tới hơn 70%, từ trên 80.000 tỉ đồng xuống còn gần 23.000 tỉ đồng. Nguyên nhân lớn nhất của tình trạng này là do tiếp cận vốn khó khăn.
Theo thống kê, dù chiếm tới 97% về số lượng nhưng vốn sản xuất kinh doanh các DN này chỉ chiếm chưa tới 40% trong tổng vốn của toàn bộ khối DN. Ngược lại, mặc dù chiếm chưa đến 3% nhưng các DN lớn nắm giữ trên 60% nguồn lực. Đó là lý do, số lượng DN vừa và nhỏ phá sản ngày càng nhiều.
Nếu như năm 2010 họ chỉ chiếm 25% trong tổng số các DN phá sản, ngưng hoạt động thì tới năm 2012, tỷ lệ này đã được đẩy lên tới 65%. Những con số này cho thấy, DN vừa và nhỏ đang thực sự cần hỗ trợ, cần ưu đãi, cần các giải pháp thiết thực để trụ lại và vượt qua giai đoạn hiện nay.
Quan trọng hơn, nếu chúng ta chỉ "trải thảm đỏ", chỉ ưu đãi các DN FDI vô hình trung đã tạo ra môi trường cạnh tranh thiếu bình đẳng giữa các thành phần DN, tạo lợi thế cho DN ngoại trong cạnh tranh, chèn lấn DN nội.
Trên thực tế, ngay với hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài, ưu đãi không quan trọng bằng việc cải thiện môi trường đầu tư bao gồm cải thiện thủ tục hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, sự nhất quán trong cơ chế, chính sách...
Bởi đây chính là những yếu tố làm tăng chi phí, giảm hiệu quả hoạt động của DN. Một môi trường đầu tư bình đẳng để cạnh tranh, thông thoáng để đạt hiệu quả cao nhất; ổn định để phát triển lâu dài... mới chính là những "ưu đãi" vàng với tất cả các thành phần DN.
>> 6 tháng đầu năm, vốn FDI 'đổ' vào Hà Nội tăng gần 14% so với cùng kỳ
Theo Nguyên Khanh