Vì sao sữa và nước ngọt được chứa trong bao bì hình khối khác nhau? (Kỳ 2)
Về hình dạng của hộp sữa tươi, dạng khối hộp chữ nhật sẽ tạo nên lợi ích kinh tế lớn hơn rất nhiều so với dạng lon tròn.
- 31-10-2013Làm sao để thu hút khách hàng ngay từ bao bì sản phẩm?
- 04-09-201110 kiểu bao bì sản phẩm siêu sáng tạo
- 26-06-2013Những thiết kế bao bì độc đáo nhất thế giới
Nội dung nổi bật:
- Sữa tươi không hề có gas bên trong và do đó, không hề có một áp lực nào được tạo lên mặt chai. Tuy nhiên, sữa tươi nhất thiết phải được giữ lạnh. Đây chính là chìa khóa của vấn đề. Về mặt hình học không gian, các hộp vuông cho phép có thể bảo quản được lượng sữa lớn nhất.
- Hơn nữa, việc tận dụng tối đa không gian làm lạnh để chứa sữa góp một phần quan trọng trong lợi nhuận khi bán sữa. Nhà bán lẻ càng chứa được nhiều sữa trên kệ làm lạnh, điều này cho phép nhiều sữa hơn được bán ra, từ đó doanh thu bán sữa và lợi nhuận biên trong việc kinh doanh sữa cũng tăng lên.
- Dạng trụ tròn cho phép chứa và bảo quản được lon nước ngọt có gas mà không làm biến dạng vỏ lon. Về vật liệu hộp sữa, việc chọn các tông sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với chai thủy tinh để chứa sữa. Về hình dạng của hộp sữa tươi, dạng khối hộp chữ nhật sẽ tạo nên lợi ích kinh tế lớn hơn rất nhiều so với dạng lon tròn.
Trở lại câu hỏi thứ 2: nếu lon dạng trụ tròn có nhiều ưu điểm như thế thì tại sao người ta không áp dụng nó để chứa sữa tươi? Rõ ràng sữa tươi không hề có gas bên trong và do đó, không hề có một áp lực nào được tạo lên mặt chai. Tuy nhiên, sữa tươi nhất thiết phải được giữ lạnh. Đây chính là chìa khóa của vấn đề.
Dù sao đi nữa, chi phí để làm lạnh không hề rẻ tiền. Từ chi phí đầu tư mua tủ lạnh, chi phí để duy trì để luôn hoạt động ổn định cho tới chi phí tiền điện rõ ràng là vô cùng đắt đỏ. Chính vì vậy mà mỗi không gian làm lạnh phải luôn được sử dụng một cách hiệu quả nhất. Không gian trong tủ lạnh chỉ được sử dụng cho những sản phẩm nào thật sự cần thiết nhất, trong đó có sữa tươi của chúng ta.
Do đó, không gian trong tủ lạnh cần được tận dụng tối đa để có thể bảo quản càng nhiều sữa càng tốt. Về mặt hình học không gian, các hộp vuông cho phép có thể bảo quản được lượng sữa lớn nhất. Các hộp sữa có thể được xếp sát nhau, không hề có một khoảng không gian nào để trống Trong khi đó, các hộp dạng tròn sẽ lãng phí không gian xung quanh nhiều hơn. Chính vì thế, các hộp sữa các tông được thiết kế theo hình dáng vuông vức đem lại hiệu quả kinh tế lớn nhất.
Mặt cắt ngang hình vuông sẽ tận dụng được tối đa không gian so với hình tròn.
Có thể đối với góc nhìn của một người tiêu dùng, bạn cho rằng khoảng trống trên kệ bảo quản sữa trong siêu thị thật sự không nhiều. Tuy nhiên, hãy nhìn vấn đề với góc độ của một doanh nghiệp kinh doanh sữa tươi. Công ty sữa thậm chí còn biết rõ rằng việc cầm một "lon sữa" giống như lon nước ngọt sẽ cho người dùng cảm giác thú vị hơn. Người dùng có thể bật nắp ra và đưa "lon sữa" lên uống một cách dễ dàng. Tuy nhiên, việc tạo cảm giác thoải mái cho người dùng khi cầm trong tay quan trọng vì thường, người ta không uống sữa trực tiếp từ hộp.
Ngay cả khi người dùng uống sữa trực tiếp từ hộp giấy đi chăng nữa thì theo nguyên lý lợi ích - chi phí, nhà sản xuất cũng không nên dùng vỏ hộp hình trụ tròn để chứa sữa. Dù rằng bao bì hình hộp giúp tiết kiệm không gian trên kệ dù nó chứa thứ gì bên trong, nhưng việc tiết kiệm không gian có vai trò quan trọng với sản phẩm sữa hơn là sản phẩm nước giải khát.
Bởi lẽ đa số nước giải khát trong siêu thị được đặt trên các kệ mở, vốn rất rẻ và không cần chi phí vận hành nào khác. Trong khi đó, sữa được chứa trong ngăn lạnh, những tủ này giá đắt và phải tốn phí vận hành. Vì vậy, không gian trên kệ trong các ngăn lạnh này rất quý và làm tăng lợi ích của việc đựng sữa trong hộp hình trụ chữ nhật. Đây chính là chi phí cơ hội (opportunity cost) trong việc lựa chọn hình dạng của hộp sữa.
Hơn nữa, việc tận dụng tối đa không gian làm lạnh để chứa sữa góp một phần quan trọng trong lợi nhuận khi bán sữa. Nhà bán lẻ càng chứa được nhiều sữa trên kệ làm lạnh, điều này cho phép nhiều sữa hơn được bán ra, từ đó doanh thu bán sữa và lợi nhuận biên trong việc kinh doanh sữa cũng tăng lên. Chính khoản tăng lợi nhuận biên và khoản giảm chi phí biên trong dài hạn đã góp phần tạo nên khoảng lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale).
Rõ ràng dù lượng sữa kinh doanh nhiều hay ít, thì chi phí để duy trì hệ thống bảo quản lạnh luôn cố định. Nếu lượng sữa bán ra ít, thì khoảng chi phí bảo quản lạnh tính trên mỗi đơn vị sữa sẽ tăng lên. Vì vậy, khi sản lượng sữa bán ra càng lớn, chi phí bảo quản lạnh chia đều cho mỗi đơn vị sữa sẽ nhỏ đi, từ đó giúp giảm một lượng đáng kể chi phí bình quân tính trên mỗi hộp sữa. Đó chính là khái niệm "Lợi ích kinh tế nhờ quy mô".
Thêm vào đó, sữa là một sản phẩm thiết yếu với người tiêu dùng. Lượng sữa được tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn so với các loại nước giải khát khác. Có thể, người tiêu dùng sẵn sàng chi hơn rất nhiều tiền cho một chiếc xe hơi phiên bản giới hạn. Phiên bản giới hạn chỉ khác phiên bản thường ở 1 dòng chữ duy nhất trên thân xe: Limited Edition. Dù vậy, một số người dùng sẽ sẵn sàng trả thêm gấp đôi để sở hữu nó. Nhưng đối với một sản phẩm thiết yếu như sữa, việc sản xuất hộp tròn sẽ phát sinh thêm chi phí vật liệu và bảo quản, từ đó giá mỗi hộp sữa sẽ tăng lên. Điều này tác động không tốt đối với người dùng.
Kết
Cuối cùng, chúng ta đã có câu trả lời cho việc lựa chọn vật liệu và hình dáng để sản xuất vỏ hộp sữa. Và câu hỏi tại sao có sự khác nhau giữa hộp sữa tươi và lon nước giải khát đã có câu trả lời. Dạng trụ tròn cho phép chứa và bảo quản được lon nước ngọt có gas mà không làm biến dạng vỏ lon. Về vật liệu hộp sữa, việc chọn các tông sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với chai thủy tinh để chứa sữa.
Sơ đồ tương quan giữa sản lượng và chi phí trong khái niệm Lợi thế kinh tế nhờ quy mô
Hơn nữa, việc tận dụng tối đa không gian làm lạnh để chứa sữa góp một phần quan trọng trong lợi nhuận khi bán sữa. Nhà bán lẻ càng chứa được nhiều sữa trên kệ làm lạnh, điều này cho phép nhiều sữa hơn được bán ra, từ đó doanh thu bán sữa và lợi nhuận biên trong việc kinh doanh sữa cũng tăng lên. Chính khoản tăng lợi nhuận biên và khoản giảm chi phí biên trong dài hạn đã góp phần tạo nên khoảng lợi thế kinh tế nhờ quy mô (economies of scale).
Rõ ràng dù lượng sữa kinh doanh nhiều hay ít, thì chi phí để duy trì hệ thống bảo quản lạnh luôn cố định. Nếu lượng sữa bán ra ít, thì khoảng chi phí bảo quản lạnh tính trên mỗi đơn vị sữa sẽ tăng lên. Vì vậy, khi sản lượng sữa bán ra càng lớn, chi phí bảo quản lạnh chia đều cho mỗi đơn vị sữa sẽ nhỏ đi, từ đó giúp giảm một lượng đáng kể chi phí bình quân tính trên mỗi hộp sữa. Đó chính là khái niệm "Lợi ích kinh tế nhờ quy mô".
Thêm vào đó, sữa là một sản phẩm thiết yếu với người tiêu dùng. Lượng sữa được tiêu thụ mỗi ngày nhiều hơn so với các loại nước giải khát khác. Có thể, người tiêu dùng sẵn sàng chi hơn rất nhiều tiền cho một chiếc xe hơi phiên bản giới hạn. Phiên bản giới hạn chỉ khác phiên bản thường ở 1 dòng chữ duy nhất trên thân xe: Limited Edition. Dù vậy, một số người dùng sẽ sẵn sàng trả thêm gấp đôi để sở hữu nó. Nhưng đối với một sản phẩm thiết yếu như sữa, việc sản xuất hộp tròn sẽ phát sinh thêm chi phí vật liệu và bảo quản, từ đó giá mỗi hộp sữa sẽ tăng lên. Điều này tác động không tốt đối với người dùng.
Kết
Cuối cùng, chúng ta đã có câu trả lời cho việc lựa chọn vật liệu và hình dáng để sản xuất vỏ hộp sữa. Và câu hỏi tại sao có sự khác nhau giữa hộp sữa tươi và lon nước giải khát đã có câu trả lời. Dạng trụ tròn cho phép chứa và bảo quản được lon nước ngọt có gas mà không làm biến dạng vỏ lon. Về vật liệu hộp sữa, việc chọn các tông sẽ kinh tế hơn rất nhiều so với chai thủy tinh để chứa sữa.
Về hình dạng của hộp sữa tươi, dạng khối hộp chữ nhật sẽ tạo nên lợi ích kinh tế lớn hơn rất nhiều so với dạng lon tròn. Lợi ích này đã được giải thích cụ thể thông qua 2 khái niệm kinh tế là "Chi phí cơ hội" và "Lợi ích kinh tế nhờ quy mô" đã được phân tích bên trên. Ngày nay, không chỉ sữa mà các loại thức uống cần bảo quản lạnh như nước trái cây cũng được đóng hộp hình chữ nhật bằng bìa các tông với lý do tương tự.