MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Vietnam Airlines huy động vốn thì phải tự trả nợ

21-11-2013 - 09:11 AM |

Huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ. Việc vay vốn nước ngoài phải được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

Nội dung nổi bật:

Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định số 183 về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines), vừa được Chính phủ ban hành:

- Vietnam Airlines được quyền huy động vốn để kinh doanh, nhưng phải tự chịu trách nhiệm trả nợ và không được làm thay đổi hình thức sở hữu Vietnam Airlines. 

- Trường hợp huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

- Việc vay vốn nước ngoài phải được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.



Theo nghị định trên, Vietnam Airlines là công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con Tổng công ty Hàng không Việt Nam, được chuyển đổi từ công ty nhà nước thành công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 23/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Ngành, nghề kinh doanh chính của Vietnam Airlines gồm vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung; bay phục vụ cho nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng; bảo dưỡng tàu bay, động cơ, phụ tùng vật tư, thiết bị hàng không và các thiết bị kỹ thuật khác; sản xuất linh kiện, phụ tùng, vật tư tàu bay, trang thiết bị kỹ thuật và các nội dung khác thuộc lĩnh vực công nghiệp hàng không;...

Công ty có chức năng trực tiếp sản xuất, kinh doanh và đầu tư tài chính vào các công ty con, công ty liên kết; quản lý, chỉ đạo, chi phối các công ty con, công ty liên kết theo tỷ lệ chiếm giữ vốn điều lệ tại các công ty đó theo quy định của pháp luật và điều lệ này.

Vốn điều lệ của Vietnam Airlines là 8.942 tỷ đồng.

Tại điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietnam Airlines, Chính phủ thống nhất tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với Vietnam Airlines. Theo đó, Bộ Giao thông Vận tải được phân công  thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với hãng hàng không này theo quy định.

Một trong những điểm đáng chú ý tại nghị định trên là trong quy định quyền về tài chính, Vietnam Airlines được huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái phiếu Vietnam Airlines; vay vốn của tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài doanh nghiệp; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác. 

Tuy nhiên, việc huy động vốn để kinh doanh phải thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không được làm thay đổi hình thức sở hữu Vietnam Airlines. Trường hợp huy động vốn để chuyển đổi sở hữu phải được sự đồng ý của Thủ tướng Chính phủ.

Việc vay vốn nước ngoài phải được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt chủ trương và Bộ Tài chính thẩm định, chấp thuận.

Theo Nghị định 183, Vietnam Airlines được chủ động sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh của hãng, quản lý và sử dụng các quỹ của Vietnam Airlines theo qui định. Ngoài ra, công ty cũng được bảo lãnh, thế chấp và tín chấp cho công ty con vay vốn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng ở trong nước và nước ngoài.

Về mục tiêu kinh doanh đối với Vietnam Airlines là kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước đầu tư tại Vietnam Airlines và các công ty ty con, công ty liên kết, hoàn thành nhiệm vụ do Nhà nước giao, trong đó có chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu…


Theo Mạnh Chung

kyanh

VnEconomy

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên