“Thích được khen giỏi chỉnh ảnh hơn đi làm biết dùng máy in"
Trong CV xin việc, người trẻ luôn tự tin để kỹ năng Tin học văn phòng ở mức cao nhất, nhưng thực tế chỉ giỏi chỉnh ảnh, cắt ghép clip sống ảo lúc đụng đến máy in văn phòng thì… khóc thét.
- 06-03-2023Dọn nhà… ra tiền: Người tìm thấy vali chứa cả tỷ đồng trong tầng hầm cũ, người ‘tá hỏa’ vì thấy đống vàng trong bức tường
- 06-03-2023Từ cuộc gọi "con nhập viện" đến những hình thức lừa đảo không ngờ: Video call vẫn nghe được giọng nói và khuôn mặt người thân, mất ngay 75 triệu!
- 06-03-2023Ghé thăm ngôi trường mầm non ở quận Tây Hồ: Không gian như 1 đoàn tàu thu nhỏ, trẻ được học nhiều môn để phát huy tiềm năng
- 06-03-2023Những con số giật mình cho thấy giá trị gia đình của người Á Đông đang thay đổi: Kết hôn sinh con hay phụng dưỡng bố mẹ đều không còn là bắt buộc
- 06-03-2023Victoria Beckham và con dâu tỷ phú cuối cùng đã làm hoà sau drama, nhìn thái độ mẹ chồng nàng dâu là hiểu
Bạn đã bao giờ gặp rắc rối với máy in chưa? Chính xác là máy in đấy, không nghe nhầm đâu!
Ai cũng nghĩ Gen Z chơi hệ Tóp Tóp thông tuệ 7749 kỹ năng cắt ghép chỉnh sửa các kiểu, photoshop/ lightroom thành thần, app chỉnh ảnh nhắm mắt cũng biết thao tác… thì khi đi làm sẽ thuần thục về công nghệ lắm. Nhưng không, thực tế ngược lại hoàn toàn.
Nghìn trang giấy trắng tuôn ra từ chiếc máy in: Chị ơi, cứu em!
Tình huống “ê mặt" bắt đầu từ chiếc máy in công ty. Chuyện là như thế này!
Chẳng là một lần, mình cần in nhiều trang một lúc và phải đánh số thứ tự cho các trang. Điều khiến mình băn khoăn là phải in làm sao để 2 mặt giấy đều có nội dung văn bản, các trang không bị đảo lộn nhau. Mình loay hoay một lúc lâu vì có quá nhiều thao tác. Mặc dù có thể đọc hiểu tiếng Anh nhưng việc lựa chọn chế độ nào để in ra đúng như ý muốn vẫn rất khó nhằn.
Và rồi “rẹt rẹt rẹt”... tiếng máy in kêu lên, mọi sự chú ý của các đồng nghiệp trong văn phòng đều của mình đều dồn hết vào nó. Thế nhưng khi tờ giấy đầu tiên xuất hiện, chỉ có một mặt duy nhất hiện chữ còn lại, hàng loạt trang giấy trắng cứ thế tuôn ra liên tiếp. Lúc đó mình thật sự “tá hoả”, luống cuống còn không biết cách bấm nút máy in cho chúng tạm ngừng khiến đồng nghiệp phải “ra tay” cứu giúp.
Chị đồng nghiệp vừa thao tác lại, vừa ngán ngẩm: “Sao chị tưởng tụi trẻ chúng em cái gì liên quan đến công nghệ cũng giỏi mà sao với máy in lại bó tay thế này. Mấy cái này là thao tác cơ bản nhất còn làm không được thì làm được gì lớn lao”.
Phương Vy (sinh năm 1999, nhân viên văn phòng) vừa thuật lại vừa cảm thấy xấu hổ khi nhớ về lần bẽ mặt trước các đồng nghiệp.
Vy cảm thấy tự ái nhưng chị đồng nghiệp nói đúng quá, đành nuốt cục nghẹn xuống cổ họng.
Nghe sát thương nhưng thực ra mình thấy chị nói đúng. Người trẻ như mình quen với những công cụ được xây dựng để hoàn thành mọi thứ dễ dàng nên ỉ lại, thụ động và không mấy quan tâm đến những thiết bị kỹ thuật khác. Với lại đặc thù công việc khác nhau nên đôi khi mình không mấy để tâm đến cách dùng máy in hay máy scan, photo làm gì nên mới rơi vào tình huống “oái oăm” vậy.
Mình nhớ không nhầm, từ khi học phổ thông chúng mình đã có bộ môn Tin học liên quan đến các thao tác trên máy tính. Chẳng hạn như gõ, chỉnh sửa văn bản, lưu trữ dữ liệu,... thứ mình thấy “kinh dị” nhất khi ấy là thuật toán. Thế nhưng mọi thứ cũng êm đềm trôi bởi đó được coi là môn học phụ, các giờ học thường diễn ra rất nhanh và khi đã hoàn thành mọi yêu cầu y như cô giáo dạy, mình thong thả ngồi chơi.
Lên Đại học, muốn tốt nghiệp mình cần phải có chứng chỉ Tin học. Gần ngày thi, mình mới bắt đầu dành 4 buổi để vào một “lò luyện”. Gọi là lò bởi nó công nghiệp lắm! Thầy chỉ cho mình các công thức và cho làm hàng loạt đề na ná nhau để ghi nhớ. Nói đúng hơn thì là “học vẹt” ấy.
Với đầu óc lơ tơ mơ như mình, mình cũng nhớ được mang máng các thao tác. Lúc đó cũng “vỡ lẽ” ra nhiều điều là nếu muốn dùng nhiều dấu chấm, không sử dụng thủ công bằng tay mà đều có cách thực hiện. Hay đơn giản như việc đánh số thứ tự trên excel, cũng không cần mất thời gian lọ mọ gõ từng số một mà chỉ cần “nháy mắt” là xong.
Tự tin để kỹ năng Tin học văn phòng ở mức cao nhất trong CV xin việc nhưng giỏi nhất là chỉnh ảnh
Nghe thật đơn giản và bình yên, mình tự tin để kỹ năng Tin học văn phòng ở mức cao nhất trong CV xin việc. Mà thực ra người trẻ như mình, nếu như không phải làm các công việc về sổ sách giấy tờ, nhà tuyển dụng cũng chẳng mấy khi hỏi đến các thao tác văn bản, excel hay các kỹ thuật thuần văn phòng khác.
Đi làm trong mắt các anh chị đồng nghiệp, nhân viên trẻ như mình trông cực “oách”. Điện thoại 3 camera to oạch, laptop cũng sử dụng cùng hãng để đồng bộ rồi đủ các thiết bị điện tử khác như tai nghe, đồng hồ. Chưa kể, mình thích chỉnh sửa ảnh và video để đăng tải trên trang cá nhân nên mình như một “thánh photoshop” trong văn phòng. Bất cứ đồng nghiệp nào muốn chỉnh màu ảnh hay bóp eo, kéo chân,... mình đều cân tất.
Nhưng, cứ vướng tới máy in là mình trở thành “của nợ" tại văn phòng. Rắc rối chưa dừng lại!
Rút kinh nghiệm, mình quyết định mượn luôn chiếc máy tính cây đã có kết nối sẵn và giờ thì chỉ việc dùng thôi. Nhưng mọi thứ không dễ dàng như vậy, chuyện gì đến cũng đến với hàng loạt những trang giấy trắng tuôn ra như tai nạn lần đầu.
Thật tình mà nói, trên mạng hiện nay có rất nhiều các nội dung liên quan đến công nghệ, thao tác cho dân làm văn phòng được nhiều người sáng tạo, thu hút sự chú ý của rất đông người xem. Ngay cả bản thân mình cũng vậy, mỗi khi cần thao tác gì đó lại lên Google, YouTube… để xem hướng dẫn.
Các câu mở đầu video đều cực kì hấp dẫn, đánh trúng tâm lý “không biết gì” của hội Gen Z khi đi làm:
“Sếp bảo gửi thư mời cho tất cả nhân sự trong công ty mà ngồi gõ từng cái một là sếp buồn đấy”.
“Còn ai đến giờ này vẫn dùng thủ công như thế này thì nhất định phải xem video này”.
“Sử dụng máy in đời ABC tại văn phòng như thế nào”.
“Thủ thuật, mẹo hay mà nhất định đi làm văn phòng phải biết”.
Và quả thật, khi ấn vào các video này, mọi thứ đều được hướng dẫn khá chi tiết, có cả hình minh họa để người xem dễ học theo. Nhiều người trẻ như mình thường xuyên tìm đến các kênh về tips công nghệ để bổ sung các kiến thức còn thiếu.
Thực ra, đây cũng chỉ là cách thức “ăn xổi”, tức là xem video thì nhớ còn không xem video thì quên ngay. Dẫu vậy, mình nghĩ có còn hơn không, ít ra mỗi lần cần thao tác vẫn có cái “phao” để bám vào, nghiên cứu rồi làm theo để tránh xuất hiện những tình trạng tương tự như mình khi đi làm.
Gen Z là thế hệ được đặt nhiều kỳ vọng, đặc biệt là ở khía cạnh công nghệ kỹ năng sử dụng máy móc, vì được tiếp xúc với Internet từ sớm. Do vậy, khi làm sai hay thiếu kinh nghiệm trong các vấn đề được cho là cơ bản, tụi mình nhận khá nhiều đánh giá, những cái lắc đầu chán nản từ đàn anh, đàn chị. Nhưng tuy nhiên, Gen Z là một thế hệ ham học hỏi, chịu khó tìm tòi nên mọi thứ đều có thể tìm kiếm và nắm bắt nhanh. Nhưng nếu để lựa chọn, mình vẫn thích được khen giỏi chỉnh sửa ảnh hơn là biết dùng máy in văn phòng vì nếu khó quá, ra hàng photo là xong hết mà!
Thể thao & Văn hóa