"Thiện ác xem tướng mạo, giàu nghèo nhìn tay chân", nhưng người sở hữu điều này mới thực sự tạo nên của cải bền lâu
Người xưa đã nghiên cứu rất nhiều về đạo làm người, và họ phát hiện có thể nhận ra người thiện-ác, giàu-nghèo thông qua vẻ bề ngoài.
- 11-02-2023‘Độc chiêu’ từ chối của người có EQ cao: Chỉ thêm một thủ thuật này dù bị nói không bạn vẫn có lợi
- 11-02-2023Buổi họp lớp sau 25 năm giúp tôi nhận ra thành bại trong đời của 1 người không phụ thuộc xuất phát điểm, mà nằm ở việc hiểu thấu 'quy tắc 3/7' này
- 10-02-2023Sau 1 năm bỏ việc và chịu cảnh thất nghiệp, tôi hiểu ra một điều quan trọng: Phải dành thời gian làm 3 việc này trước khi đối mặt với thử thách tiếp theo
- 10-02-2023Nếu biết trước 3 sự thật này, áp lực tuổi 30 không khiến tôi phải vất vả đến vậy: Điều đầu tiên tuy đơn giản nhưng hiếm người hiểu được giá trị
Câu nói “Thiện ác xem tướng mạo, giàu nghèo nhìn tay chân” là một phương pháp nhìn người được người xưa đúc kết từ bao đời nay. Vậy câu nói này nghĩa là gì, liệu có chuẩn xác không?
Thiện ác xem tướng mạo
Vì tâm sinh tướng, năm giác quan của một người có liên quan sâu sắc đến nội tâm của họ. Khi nhìn vào đôi mắt của một người, bạn có thể đoán được đối phương liệu có tốt bụng hay không. Đôi mắt của chúng ta tựa như tấm gương phản chiếu, nếu tâm không trong sáng thì sắc mặt cũng sẽ bị vẩn đục.
Mặc dù đánh giá con người qua vẻ bề ngoài có phần phiến diện, nhưng cũng có phần đúng. Đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, đôi mắt và trái tim của một người được liên kết với nhau nên chúng không biết nói dối.
Những người có đôi mắt to thì vui vẻ, lạc quan và tích cực, nhưng thường tự cho mình là trung tâm; những người có đôi mắt nhỏ thì nhạy cảm và thận trọng, sức chịu đựng mạnh mẽ, nhưng lại rất đa nghi.
Người một mí tính tình trầm tĩnh, cẩn thận nhưng bướng bỉnh; người hai mí hoạt bát, ghét sự tĩnh lặng, hành động nhanh nhẹn nhưng thiếu sự mạnh mẽ.
Những người có đôi mắt gần nhau thông minh và hiếu học, nhưng bảo thủ; những người có đôi mắt cách xa nhau thì hào phóng và tốt bụng, nhưng không kỹ tính.
Tóm lại, thông qua con mắt của một người, người ta có thể nhìn ra thiện và ác, trung và gian. Câu nói này của người xưa cũng nhằm nhắc nhở chúng ta phải thận trọng khi giao tế với người khác, phòng bị hãm hại vô cớ.
Giàu nghèo nhìn tay chân
Ta thường nghĩ muốn đoán một người giàu có hay nghèo khổ thì cứ nhìn vào tay chân của họ. Điều này không sai, do hoàn cảnh sống khác nhau nên cách nhìn tâm linh của con người cũng sẽ khác.
Người sống khá giả về cơ bản ít bị nhức mỏi tay chân, rõ ràng nhất là đôi tay, bởi vì ít khi làm việc nặng nhọc nên mềm mại, mịn màng. Ngược lại, những người sống trong cảnh nghèo khổ, mưu sinh, trải qua mưa gió thì hai tay hai chân thường sần sùi, thậm chí mọc lên những vết chai sần.
Tuy nhiên, do mức sống của con người ngày càng được cải thiện, câu này lại có một ý nghĩa sâu sắc khác: Từ tay và chân, ta có thể biết một người có siêng năng hay không.
Dưới góc độ nào đó, kinh nghiệm người xưa truyền lại là không sai. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống, không phải trường hợp nào ''trông mặt mà bắt hình dong" cũng đúng. Có những người sinh ra vốn không may mắn có một ngoại hình đẹp nhưng họ vẫn có một trái tim ấm áp và thiện lương, vì vậy, chúng ta không thể cứ cứng nhắc áp dụng những quan niệm đó để vội đánh giá một người. Thay vào đó, hãy nhìn nhận người đó dưới nhiều góc độ để có một cái nhìn toàn diện và đúng đắn hơn.
Có một câu chuyện như thế này:
Một phú ông vì thương cảm với một người nghèo khổ nên đã tặng anh ta một con bò để anh ta cày bừa vào mùa xuân, nhằm làm giàu. Lúc bắt đầu, người nghèo ôm đầy hi vọng đổi đời.
Nhưng bò cần ăn cỏ, người nghèo thấy thế liền bán bò cho đỡ phiền phức. Sau đó, anh mua vài con cừu và giết một con ăn cho đỡ đói, dự định đợi những con cừu còn lại sinh cừu con rồi sẽ bán lấy tiền.
Nhưng cừu lại không sinh con, anh ta cũng không còn ý định chăm sóc bầy cừu, thế là lại bán cừu để mua rất nhiều gà, anh thầm nghĩ dù sao thì gà cũng có thể đẻ trứng. Không ngờ cuộc sống còn chật vật nên anh bắt đầu giết gà để ăn.
Khi còn lại con gà cuối cùng, anh ta cảm thấy không còn hy vọng làm giàu nên bán con gà để mua một bình rượu. Chẳng mấy chốc, mùa xuân đã đến, người giàu có háo hức đến tặng hạt giống cho người nghèo, nhưng lại phát hiện con bò mình tặng đã biến mất từ lâu, và người nghèo vẫn cơ cực.
Ở đời, ông trời chỉ ban thưởng cho những người làm việc chăm chỉ. Nếu một người siêng năng, cần cù thì sớm muộn gì họ cũng sẽ có một cuộc sống tốt đẹp. Thế nhưng, người nghèo trong truyện lại không hiểu, nếu anh ta chịu cắt cỏ cho bò ăn ngay từ đầu, thì cuộc sống đã khác.
Đối với những người bình thường, “siêng năng” là cách duy nhất để trở nên giàu có. Thế nên, sự giàu có hay nghèo khổ chưa chắc thể hiện qua đôi tay đôi chân, dấu hiệu tốt nhất để nhận biết một người có giàu có hay không, chỉ có thể xem liệu họ có siêng năng hay không, đây mới là dấu hiệu đích thực của những người thành công.
Thể thao văn hóa