Thiệt hại nặng vì Covid-19, tỷ phú Mỹ phải bán sạch gần như mọi tài sản
Tỷ phú Ronald O. Perelman đang lần lượt chia tay với từng món đồ trong "kho báu" của mình.
- 19-09-2020Không trả nợ 5.000 USD, tỷ phú Trung Quốc bị cấm bay hạng nhất, ở khách sạn, chơi golf
- 18-09-2020Kiếm gần 900 tỷ USD sau 6 tháng, tỷ phú Mỹ thắng đậm nhờ COVID-19
- 18-09-2020Trở thành tỷ phú USD thứ hai của làng bóng đá trong năm 2020, Messi đã làm điều này như thế nào?
Chuyên cơ Gulfstream 650 đang bị rao bán. Du thuyền 257 foot cũng vậy. Những người vận chuyển đang mang những tác phẩm nghệ thuật ra khỏi căn nhà của ông ở Upper East Side, sau khi ông đạt được thỏa thuận với Sotheby để bán đi bộ sưu tập trị giá hàng trăm triệu USD của mình.
Ông cũng đang bán đi cổ phần tại AM General cùng một loạt công ty mà ông đã gắn bó mấy chục năm nay. Số cổ phần còn lại tại một số công ty khác cũng được rao bán.
Chuyện gì đang xảy ra với Ron Perelman – vị tỷ phú từng rất nổi tiếng trong những năm 1980? Giờ đã 77 tuổi, ông lại phải đối mặt với những khó khăn chồng chất về tài chính, mà lớn nhất là tại đế chế mỹ phẩm Revlon.
Từng là người giàu nhất nước Mỹ, chỉ trong vòng 2 năm tài sản của Perelman đã sụt giảm từ mức 18 tỷ USD xuống còn 4,2 tỷ USD, theo chỉ số Bloomberg Billionaire Index. Gần đây giới ngân hàng và giới sưu tầm nghệ thuật đang xôn xao bàn tán về Perelman sau khi công ty đầu tư của ông - MacAndrews & Forbes –hồi tháng 7 công bố bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh và đang có ý định tái cơ cấu.
Trong thông báo mới nhất, Perelman cho biết: "Chúng tôi đang nhanh chóng thực hiện những bước đi lớn để thích nghi với môi trường kinh doanh khắc nghiệt chưa từng thấy như hiện nay. Tôi đã rất cởi mở nói về dự định giảm nợ, thu hẹp hoạt động, bán tài sản và chuyển đổi các tài sản sang tiền mặt để tìm kiếm những cơ hội đầu tư mới. Đó chính xác là những gì chúng tôi đang làm".
Ngoài ra vị tỷ phú này cũng đưa ra những lý do vụn vặt hơn như muốn dành thời gian cho gia đình và sống 1 cuộc đời đơn giản hơn. "Tôi nhận ra rằng mình đã cố gắng đuổi theo quá nhiều thứ mà bản thân không sử dụng hoặc thậm chí không muốn. Đã đến lúc dọn dẹp ngôi nhà, đơn giản hóa cuộc sống và đem đến cho người khác cơ hội thưởng thức một số thứ đẹp đẽ mà tôi đã sở hữu suốt mấy chục năm nay".
Những tác phẩm nghệ thuật mà Perelman bán đi gồm có bức "0 through 9" của Jasper Johns được định giá vào khoảng 70 triệu USD, bức "Hai ngọn nền" của Gerhard Richter được định giá hơn 50 triệu USD và bức "Leaving Paphos Ringed with Waves (I)," của Cy Twombly có giá trị vào khoảng 20 triệu USD.
Một số nguồn tin thân cận cho biết một phần số tiền thu được sẽ được dùng để trả nợ cho Citigroup. Perelman còn nợ vài ngân hàng khác như JPMorgan Chase, Bank of America và UBS.
Nổi đình nổi đám với các vụ thâu tóm sử dụng nợ đầy tham vọng thời kỳ những nưm 1980 và 1990, giờ đây vị tỷ phú này đang nhận ra rằng có quá nhiều nợ, đặc biệt là trong thời dịch bệnh như hiện nay, sẽ là thảm họa.
Tập đoàn mỹ phẩm Revlon chính là một ví dụ. Mức giá trị vốn hóa 365 triệu USD của Revlon ở thời điểm hiện tại là quá thấp so với mức giá 1,74 tỷ USD mà ông đã bỏ ra để thâu tóm công ty năm 1985. Hiện Perelman sở hữu khoảng 87% cổ phần của Revlon và kiểm soát toàn bộ công ty được điều hành bởi con gái ông, Debra Perelman.
Suốt mấy chục năm nay, Revlon vẫn phải gánh trên vai 1 núi nợ khổng lồ, buộc Perelman phải cho vay hoặc bơm tiền vào đây. Dù là tập đoàn mỹ phẩm nổi tiếng, Revlon đã quá chậm chạp trong việc thích nghi với các xu hướng mới và gần đây thậm chí còn để mất doanh thu vào những đối thủ nhỏ hơn rất nhiều – những công ty đã tận dụng rất triệt để mạng xã hội để lôi kéo khách hàng.
Hiện doanh thu ở Revlon đang lao dốc không phanh với một loạt cửa hàng phải đóng cửa. Công ty nợ khoảng 3 tỷ USD và đến tháng 11 tới sẽ cạn tiền mặt.
Vấn đề mà Perelman phải đối mặt không chỉ nằm ở những thỏi son. Ông đã sử dụng cổ phiếu Revlon để làm tài sản đảm bảo cho nợ của MacAndrews & Forbes. Và sau khi cổ phiếu Revlon đã giảm 68% kể từ đầu năm đến nay, các chủ sở hữu trái phiếu do MacAndrews & Forbes phát hành sẽ phải đòi thêm tài sản đảm bảo hoặc đòi Perelman trả nợ.
Cổ phiếu của các công ty khác trong danh mục như Scientific Games và Vericast cũng ở trong tình cảnh tương tự. Ít nhất 9 ngân hàng có quyền tịch biên tài sản của Perelman, bao gồm các tác phẩm nghệ thuật, ngôi nhà ở Hamptons và nhiều chuyên cơ.
Có những dấu hiệu cho thấy công ty đầu tư MacAndrews & Forbes đang gặp trục trặc. Những vị trí lãnh đạo cấp cao nhất liên tục thay người. Hồi tháng 7, giám đốc pháp chế Steve Cohen ra đi, theo sau là người phát ngôn Josh Vlasto và James Chin, người phụ trách mảng thị trường vốn. Giám đốc tài chính Paul Savas từ chức hồi tháng 6.
Tuy nhiên, những người hiểu rõ Perelman cho rằng những rắc rối gần đây sẽ không thể khiến một người dày dặn kinh nghiệm như ông ngã quỵ. Kể cả Michael Jordan cũng có lúc ném trượt.
Tham khảo Bloomberg