Thiếu lao động phổ thông trầm trọng, Nhật Bản tìm đến lao động bất hợp pháp
Năm ngoái, giới chức đã phát hiện ra khoảng 1.700 lao động trái phép làm việc tại các trang trại, gấp khoảng 3 lần so với 3 năm trước và cao hơn tất cả các ngành khác.
- 01-08-2016"Tấn bi kịch" của NHTW Nhật Bản
- 31-07-2016Đây là con số ám ảnh nền kinh tế Nhật Bản
- 27-07-2016Liệu NHTW Nhật Bản có gây sốc?
Nhật Bản đang phải vật lộn để duy trì ngành trồng trọt trong nước do tầng lớp nông dân Nhật ngày càng già yếu trong khi tầng lớp trẻ thì không mặn mà gì với công việc này. Thực tế này đã mở ra cánh cửa cho những lao động nước ngoài trong đó có một số lượng lao động bất hợp pháp ngày càng gia tăng tại Nhật Bản.
Theo Bộ nông nghiệp Nhật Bản, kể từ năm 2000 cho đến nay, số lượng nông dân người Nhật Bản đã giảm khoảng một nửa xuống dưới 2 triệu người. Trong đó khoảng 2/3 số người này ở độ tuổi trên 65.
Thực tế này có thể làm chậm kế hoạch đổi mới ngành nông nghiệp của Thủ tướng Shinzo Abe. Từ trước đến nay, ông Abe vẫn coi nông nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Ông đã kêu gọi người nông dân Nhật Bản chú trọng vào sản xuất hàng nông sản cao cấp để xuất khẩu ra thị trường nước ngoài.
Cũng theo Bộ nông nghiệp, khối lượng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản đã đạt đỉnh cao nhất vào năm 2015 nhờ đồng yên giảm giá. Chính phủ của ông Abe mong đợi hiệp định TPP sau khi được thông qua sẽ đưa nông dân Nhật Bản đến gần hơn với thị trường nông sản thế giới cạnh tranh và từ đó cải thiện năng suất nông sản trong nước. Tuy nhiên cho đến nay, hiệu lực của TPP vẫn chỉ là một dấu hỏi chấm cho đến khi vòng tranh cử Tổng thống kết thúc bởi hai vị ứng viên Tổng thống vẫn tỏ thái độ chống đối TPP.
Lực lượng nông dân thiếu hụt đồng nghĩa với việc kim ngạch xuất khẩu không thể duy trì ổn định. Lao động trẻ tuổi Nhật Bản không tham gia vào ngành bởi đơn giản là họ không cảm thấy hứng thú. Nhà kinh tế trưởng tại Viện nghiên cứu Norinchukin chuyên về nông sản nhận định.
“Sẽ dễ dàng hơn nếu làm một nhân viên làm công ăn lương hàng tháng. Bạn không thể trở thành một người nông dân nếu bạn không có niềm đam mê”. Ông nói.
Một hậu quả khác của việc này đó là một loạt đất canh tác bị bỏ không.
Diện tích đất canh tác bị bỏ không tăng theo từng năm.
Nhiều trang trại đang phải nhờ cậy đến lực lượng lao động nước ngoài. Nhật Bản nói chung không chấp nhận lao động nhập cư, nhưng nhiều công ty sử dụng vỏ bọc cái gọi là chương trình đào tạo tập huấn để làm cửa sau cho mục tiêu thuê người làm này. Năm 2013, khoảng 7.000 lao động nước ngoài đã gia nhập vào ngành nông nghiệp Nhật Bản thông qua chương trình này với điều kiện chỉ cần vượt qua tất cả các bài kiểm tra năm nhất đại học. So với năm 2007, con số này đã tăng lên hơn gấp đôi.
Các ngành có lao động bất hợp pháp nhiều nhất bao gồm: Trồng trọt, xây dựng, sản xuất trong nhà máy và phân xưởng.
Một vài công ty khác thuê lao động nước ngoài trái phép. Năm ngoái, giới chức đã phát hiện ra khoảng 1.700 lao động trái phép làm việc tại các trang trại, gấp khoảng 3 lần so với 3 năm trước và cao hơn tất cả các ngành khác.
Theo chính phủ Nhật Bản, cho đến ngày 1/1, khoảng 60.000 người nước ngoài vẫn đang sinh sống trái phép tại Nhật Bản.