MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn

18-11-2021 - 12:09 PM | Sống

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn

Khác với bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh khởi phát nhanh chóng với những nguyên do không rõ ràng, thường sẽ phát hiện sau khi đã suy đa tạng, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng.

Mỗi khi Hiểu Thần ra ngoài, đều phải mang theo bên mình hai chiếc "bút".

Nhiều người không biết rằng, nó không dùng để viết, mà đây là một loại máy đo lượng đường huyết có trong máu.

Một "cây bút", cậu dùng để sử dụng trước bữa ăn, cây còn lại dùng để đo trước khi đi ngủ.

Hiểu Thần đã từng vì chuyện này mà cảm thấy mặc cảm rất nhiều lần, thậm chí cậu còn từng có tư tưởng không muốn sống trên cõi đời này nữa.

Mùa thu năm 2003, Hiểu Thần 16 tuổi, chính thức bước vào một trường trung học trọng điểm ở Thiên Tân, Trung Quốc.

Cậu lúc đó, mang đầy hoài bão và ước mơ du học. Với thành tích cùng điểm số xuất sắc, cậu được gia đình và thầy cô kì vọng rất nhiều.

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn - Ảnh 1.

 Nhưng không ngờ sau một thời gian học tập, Hiểu Thần đột nhiên có dấu hiệu sụt cân, từ 70 kg xuống còn 50 kg, tinh thần cũng ngày càng kém, dễ mệt mỏi và chán nản mọi thứ.

Triệu chứng này kéo dài hơn 2 tháng thì bố mẹ mới quyết định đưa Hiểu Thần đi bệnh viện khám. Sau khi xét nghiệm xong, bác sĩ chẩn đoán Hiểu Thần đã mắc bệnh tiểu đường tuyp 1.

Kể từ đó, từ insulin đã trở thành "bóng đen" trong lòng cậu. Và Hiểu Thần không ngờ rằng, căn bệnh theo cậu suốt 16 năm vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.

Khác với bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tiểu đường loại 1 thường xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bệnh khởi phát nhanh chóng với những nguyên do không rõ ràng, thường sẽ phát hiện sau khi đã suy đa tạng, sức khỏe sụt giảm nghiêm trọng.

Căn bệnh này không thể chữa khỏi, cần phải tiêm insulin hằng ngày để duy trì lượng đường huyết trong cơ thể.

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn - Ảnh 2.

 Khi mắc bệnh tiểu đường, một số người cố gắng che giấu bệnh tình với người xung quanh, một mình chịu đựng tất cả, vì vậy dần trầm cảm và kiệt sức.

Một số khác chọn cách chấp nhận thực tế, sống cởi mở hơn, nhưng vẫn bị "kì thị" bởi vài người "không hiểu chuyện".

Nhưng càng cố "che khuyết điểm", "vết thương lòng" lại càng lan rộng.

Sau khi điều trị mấy năm, Hiểu Thần cũng bắt đầu ra xã hội tìm việc. Lúc đó, cậu đang làm dịch vụ ở một công ty phụ tùng ô tô, nhưng đã bị ngất tại đó do bị hạ đường huyết.

Sau đó, đồng nghiệp đã vội vã đưa Hiểu Thần vào bệnh viện. Nhưng cậu vẫn bị sa thải sau khi công ty biết được tình trạng bệnh của cậu.

Điều này có nghĩa là, cậu đã "thất nghiệp". Từ đó, Hiểu Thần hiểu ra rằng, nếu muốn có việc làm, cậu không được để ai biết đến tình trạng của mình.

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn - Ảnh 3.

 Sau này, cậu ấy thay đổi rất nhiều công việc, quản lý tài chính, bảo hiểm, bây giờ là kinh doanh. Nhưng lúc nào, cậu cũng luôn cẩn trọng và không bao giờ để lộ bệnh tật của mình.

Hiện tại, Hiểu Thần đã đi làm được 3 năm, không một đồng nghiệp nào biết được cậu là bệnh nhân tiểu đường.

Lúc xin việc, ở cột "tình trạng sức khỏe", cậu im lặng đánh vào "Tốt". Trước khi ăn, cậu sẽ đi vào nhà vệ sinh để bí mật tiêm insulin. Cậu sợ đường huyết sẽ tăng đột ngột sau bữa ăn.

Khi đi cùng lãnh đạo, cũng cần chú ý đến việc bị bảo vệ ở khu kiểm tra an ninh kiểm đồ mang theo, như vậy sẽ khó ăn nói với lãnh đạo.

Cuộc sống "như một tên trộm", nhưng vẫn không thể giấu diếm được hoàn toàn. Những nghi ngờ của người xung quanh cũng dần phát sinh trong thầm lặng.

Hiểu Thần kể, có lần bản thân bị hạ đường huyết, vì vậy lời nói và hành động không thể kiểm soát được.

Lại có lần, cậu bị ốm được đưa vào viện trong tình trạng hôn mê, còn nghe loáng thoáng thấy tiếng ai đó hỏi bác sĩ: "Có phải cậu ta đã dùng ma túy rồi không?"

Thiếu niên 16 tuổi học bá xuất sắc phải từ bỏ ước mơ du học vì mắc bệnh tiểu đường: Bị mọi người lầm tưởng ‘nghiện ma tuý’, suy đa tạng, cuộc sống đảo lộn hoàn toàn - Ảnh 4.

Đối với những bệnh nhân phải tiêm insulin trong thời gian dài, chế độ ăn kiêng và luyện tập sẽ khiến đường huyết dao động, nếu không kiểm soát tốt liều lượng thì có thể bị hạ đường huyết theo thời gian. Khi đã hôn mê, tình trạng rất nguy kịch, có thể gây tổn thương não, thậm chí tử vong.

"Không có cách nào để sống như người bình thường". Đó là những gì mà Hiểu Thần cảm nhận được.

Cậu chưa từng có người yêu, vì không dám yêu ai, vì không biết phải giải thích với đối phương thế nào, cũng sợ người khác khó có thể tiếp nhận được.

Hiện tại, mỗi ngày Hiểu Thần phải tiêm insulin 4 lần, trước ba bữa ăn và khi đi ngủ. Sau 16 năm, trên người cậu đã có hơn 20 nghìn mũi tiêm, vùng da bụng dưới trở nên khô ráp và teo lại.

Cậu luôn cảm thấy trên người có mùi insulin, ngày nào cũng phải tắm rửa sạch sẽ mới ngủ được, nếu không sẽ cảm thấy rất khó chịu.

Dưới lớp áo choàng của một "người khỏe mạnh", Hiểu Thần đã dần quen với cuộc sống ẩn mình do bệnh tật mang lại.

Nhưng nỗi đau về thể xác và tinh thần ấy, chỉ có mình Hiểu Thần mới có thể tự cảm nhận được, chỉ mình cậu!

Mong rằng mỗi người chúng ta hãy biết quý trọng sức khỏe của mình hơn. Cũng mong rằng mọi người hãy biết thông cảm cho những người mắc bệnh, bởi vì đó là điều không ai muốn, đừng đối xử với họ như một "kẻ dị biệt".

(zhihu)

Theo Cẩm Thi

Doanh nghiệp và tiếp thị

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên