Thiếu tướng Phan Anh Minh: "Các nhóm hiệp sĩ phải được quy hoạch để ổn định lâu dài"
“Tôi không phụ trách công tác phong trào nhưng tôi biết, công an các phường, thị trấn phụ trách không ít các nhóm "hiệp sĩ". Bây giờ phải đặt câu hỏi, nhóm "hiệp sĩ" là tổ chức hay không phải tổ chức”, tướng Minh nói.
- 15-05-2018Nguyên PGĐ Công an TP.HCM: 'Hiệp sĩ' không thuộc đối tượng được trang bị công cụ hỗ trợ
- 15-05-2018NÓNG: Bắt thêm nghi can trong nhóm trộm cướp đâm chết 2 "hiệp sĩ" ở Sài Gòn
- 15-05-2018Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ chỉ đạo làm rõ vụ nhóm ‘hiệp sĩ’ TP.HCM bị sát hại
- 14-05-2018Bộ trưởng Công an: Các "hiệp sĩ" thể hiện tinh thần xả thân vì nghĩa lớn
- 14-05-2018Hai 'hiệp sĩ' bị nhóm cướp đâm tử vong xứng đáng công nhận liệt sĩ
Sáng 15/5, Công an TP.HCM đã tổ chức họp báo nhanh thông tin về vụ nhóm trộm xe SH đã dùng hung khí đâm 2 hiệp sĩ đường phố tử vong, 3 hiệp sĩ khác bị thương trên đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 3) gây nhiều bức xúc trong dư luận.
Thiếu tướng Phan Anh Minh - Phó giám đốc Công an TP.HCM có quan điểm về mô hình "hiệp sĩ đường phố" tại địa phương. Theo đó, Công an TP.HCM biết nhóm "hiệp sĩ" Tân Bình nhưng không đầy đủ. "Tôi không phụ trách công tác phong trào nhưng tôi biết, công an các phường, thị trấn phụ trách không ít các nhóm "hiệp sĩ" này. Bây giờ phải đặt câu hỏi, nhóm "hiệp sĩ" là tổ chức hay không phải tổ chức.
Tôi không suy diễn, nhưng phải tính trước việc người dân tham gia phòng chống tội phạm nhưng không được bồi dưỡng về nghiệp vụ, không được quản lý, nguy cơ lệch lạc rất lớn, đôi khi tiếp tay cho tội phạm lộng hành".
Toàn cảnh buổi họp báo sáng nay.
Công an TP.HCM từng có mô hình Tổ xe chở khách tự quản về An ninh trật tự. Nhiệm vụ đặt ra, phải vun đắp cho nó ổn định. Với mô hình "hiệp sĩ", tôi muốn phải chính thức, quy hoạch để ổn định lâu dài, không có kiểu "sáng mọc tối tàn".
Ví dụ có những cán bộ trinh sát đã nghỉ hưu nhưng vẫn muốn cống hiến cho công tác phòng chống tội phạm ở địa phương thì có thể tham gia", Thiếu tướng Phan Anh Minh nói.
Phó giám đốc Công an TP cũng chia sẻ thêm về nguyên nhân gây ra các vụ trộm cắp, cướp giật trên địa bàn TP. Ông cho hay, theo thống kê của Công an TP, số vụ cướp giật biến động, khi tăng khi giảm, song xu hướng chung đang dần giảm.
"Tôi nói đang dần giảm về số vụ, không phải về tính chất. Việc loại trừ hoàn toàn các nhóm trộm cắp, cướp giật thì không thể nhưng khẳng định đang giảm đáng kể", ông Minh khẳng định.
Lãnh đạo Công an TP HCM chia sẻ, những vụ việc này không mới. Cách đây không lâu đã có vụ nhóm cướp giật chặt tay người đi đường ở cầu Phú Mỹ. Cùng thời điểm, ở đường Cộng Hòa (quận Tân Bình) nhóm trộm cắp sẵn sàng đâm chết nạn nhân.
Thiếu tướng Phan Anh Minh thừa nhận, vấn đề an toàn trật tự, an ninh ở TP.HCM còn nhiều việc phải giải quyết triệt để hơn, cần có giải pháp căn cơ cắt đứt việc phát sinh thêm tội phạm. Việc trấn áp chỉ giải quyết ở phần ngọn.
Thiếu tướng Phan Anh Minh nói về mô hình "hiệp sĩ".
Tướng Minh cho rằng, nói thế không phải đổ thừa trách nhiệm nhưng cơ quan, đơn vị nào cũng cần phải có sự đồng thuận, nhìn nhận rõ hơn.
Một trong những nguyên nhân phát sinh tội phạm là từ những người nghiện ma túy. Theo thống kê, có tới 30-50%, thậm chí cao hơn nữa những người nghiện ma túy là tội phạm cướp giật. Tuy nhiên, hiện nay, chính sách pháp luật với người nghiện ma túy không tốt.
TP có những điểm cai nghiện hoạt động hiệu quả. Trước đây, có những trung tâm cai nghiện hơn 30.000 người. Tuy nhiên, bây giờ ở những trung tâm này, người đến cai nghiện rất ít, trong khi đó số lượng người nghiện ma túy không giảm, nhất là khi các tụ điểm vui chơi như quán bar, sàn nhảy ngày càng nhiều".
Bên cạnh đó, người nhập cư đông cũng là nguyên nhân phát sinh tội phạm Những người nhập cư không được chăm sóc giáo dục đúng mức dễ dẫn đến những hành vi trái pháp luật.
"Tôi thừa nhận, Công an TP ngày càng được trang bị tốt hơn nhưng phải đối mặt với vấn đề tinh giản biên chế. Chính vì vậy, việc trấn áp các tội phạm, không chỉ có công an mới giải quyết được mà phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị".
Trí Thức trẻ