MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thợ đào tiền mã hóa Trung Quốc tan giấc mộng đổi đời khi bong bóng Bitcoin vỡ

25-01-2019 - 20:25 PM | Tài chính quốc tế

Giá tiền mã hóa lao dốc không phanh kéo theo hàng loạt công ty đào tiền phải bán tháo dàn máy của mình, đặc biệt tại Trung Quốc, nơi từng là trung tâm trong cơn sốt này.

Một thanh niên Trung Quốc, người từng mơ đổi đời với cơn sốt đào tiền mã hóa, giờ đây lại đang phải chứng kiến sự thoái trào kể từ khi bong bóng bitcoin bắt đầu vỡ từ năm ngoái cho đến nay.

Lu Qing, 24 tuổi, đã chuyển đến sống tại thành phố Delingha thuộc khu vực Tibet để có thể khai thác tiền mã hóa. Nhưng gần đây, anh này đã phải quay lại quê nhà ở tỉnh Giang Tây. Không phải khí hậu của vùng cao nguyên trên 3.000 mét so với mực nước biển hay việc phải di chuyển bằng máy bay khiến anh làm vậy, tất cả là vì thất bại trong việc kinh doanh của mình.

Thợ đào tiền mã hóa Trung Quốc tan giấc mộng đổi đời khi bong bóng Bitcoin vỡ - Ảnh 1.

Dàn máy đào tiền mã hóa

Khi bitcoin mất đến 80% giá trị so với mức đỉnh, các đồng tiền mã hóa khác cũng gần như không còn nhiều giá trị. Thậm chí ở Trung Quốc, tình hình còn tồi tệ hơn khi chính phủ cấm hoạt động trao đổi tiền mã hóa, và điều này đã tác động mạnh đến những người trong cuộc, đặc biệt những người muốn giàu nhanh bằng tiền mã hóa.

Những người thợ đào khai thác tiền mã hóa bằng cách sử dụng sức mạnh điện toán để xác thực các giao dịch. Lu tận dụng giá điện rẻ do một công ty nhà nước cung cấp để vận hành một mỏ khai thác tiền ảo trong khu công nghiệp. Đến giữa 2018, cơ sở của anh có khoảng 7.000 máy đào và tiếng ồn từ quạt tản nhiệt có thể nghe thấy rõ từ cả bên ngoài. Bên cạnh thu nhập từ máy đào của mình, Lu còn có thêm nguồn thu từ việc vận hành thiết bị của người khác.

Khi các dấu hiệu đi xuống của thị trường dần hiện ra, doanh nghiệp của anh vẫn làm ra lợi nhuận, nhờ vào giá điện thấp của Thanh Hải – một tỉnh nhiều nguồn điện giá rẻ từ gió và mặt trời. "Tôi muốn mở rộng cơ sở của mình lên 12.000 đơn vị, và một ngày nào đó, tôi sẽ trở thành nhà đầu tư như George Soros." Lu có lúc tự tin cho biết.

Nhưng việc kinh doanh nhanh chóng sụp đổ khi giá bitcoin giảm từ mức đỉnh 20.000 USD xuống dưới 4.000 USD, làm cho khách hàng rời bỏ nó và buộc Lu phải bán tháo dàn máy đào của mình.

Trong quận Huaqiangbei ở Thâm Quyến, còn được biết đến như một khu mua sắm đồ điện tử khổng lồ, nhiều phòng trống trong các nhà tòa nhà văn phòng đang trở thành nơi bán các dàn máy đào đã qua sử dụng. Giá của mỗi loại rất khác nhau tùy theo từng phiên bản, nhưng một số chỉ có giá dưới 60 USD – cho dù trước đây nó từng có giá đến 4.400 USD.

Thị trường máy tính đào tiền mã hóa cũng là quả bong bóng đang vỡ. Loại thiết bị này từng được xem như phương tiện để huy động vốn từ các nhà đầu tư – trong trường hợp này, chi phí chính là giá điện – để tạo ra lợi nhuận. Chúng giống như một loại phương tiện tài chính đang bị các nhà đầu tư vứt bỏ hàng loạt khi khả năng kiếm tiền từ chúng không còn, dẫn đến giá của chúng càng tụt dốc không phanh.

Bitmain, người dẫn đầu trên thị trường máy đào tiền mã hóa, cũng bị ảnh hưởng khi thị trường không như dự kiến. Họ đã phải tìm cách niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hong Kong vào năm ngoái, nhưng không được chấp thuận. Nhà đồng sáng lập công ty, Wu Jihan, người nổi tiếng với những động thái mạnh mẽ như ủng hộ việc chia tách bitcoin, có lẽ sẽ sớm phải đối mặt bước lùi đầu tiên của mình.

Hiện tại, khi Bắc Kinh đang phải chật vật trong cuộc chiến thương mại với Washington, có lẽ chính phủ sẽ đưa ra một số biện pháp giải cứu. Theo một quỹ đầu tư mạo hiểm tại Thượng Hải, chính phủ Trung Quốc đang tìm cách rót tiền vào công ty khi tính đến khả năng phát triển bán dẫn của họ.

Tham khảo Nikkei Asian

Theo Nguyễn Hải

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên