Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản thương mại là khi nào?
Theo bà Trang Bùi, Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, bất động sản (BĐS) thương mại là gã khổng lồ vô hình mà thị trường cần phải tập trung phát triển trong thập kỷ tới.
- 12-01-2023Dự báo tương lai thị trường bất động sản Hà Nội: Sẽ chứng kiến bước phục hồi mạnh mẽ?
- 11-01-2023Tâm sự đầu năm 2023 của nhà đầu tư địa ốc: Vỡ mộng giàu nhanh, giờ chỉ mong thu tiền về
- 11-01-2023Giao dịch biệt thự/liền kề Hà Nội đìu hiu, giá có giảm?
“Nhà đầu tư thường hỏi: “Thời điểm tốt để đầu tư bất động sản thương mại là khi nào?” Và câu trả lời của tôi là: “Ngay bây giờ, nếu bạn đang tiếp cận đúng loại bất động sản tại Việt Nam, với mức giá hợp lý,” bà Trang Bùi nhấn mạnh.
Chia sẻ về câu chuyện này, chuyên gia Cushman & Wakefield Việt Nam cho rằng, trong thời gian gần đây, khi thị trường BĐS nhà ở giảm thanh khoản, với những tác động của siết tín dụng, trái phiếu, lãi suất thì thị trường BĐS thương mại ít bị tác động. Đó là các tòa nhà văn phòng; những dãy căn hộ cho thuê với ít nhất năm phòng; Cửa hàng, cửa hiệu, mặt bằng bằng bán lẻ có thể nằm ở những trung tâm mua sắm lớn hay các khu mua sắm nhỏ ở địa phương; Khách sạn và nhà hàng; khu vực phục vụ sản xuất, kho bãi; trung tâm chăm sóc sức khỏe, bệnh viện, nhà dưỡng lão; trường học, trung tâm đào tạo.
Theo bà Trang, ước tính giá trị đầu tư BĐS thương mại của Việt Nam có thể lên tới hàng chục tỷ USD để phục vụ cho các nhu cầu của đô thị.
Thị trường BĐS thương mại tại Việt Nam vẫn còn khá non trẻ và chỉ tập trung chủ yếu tại Tp.HCM và Hà Nội. Tỷ trọng dân số tại Việt Nam đứng thứ 15 trên thế giới với gần 100 triệu người. Tỷ lệ dân số đô thị có tốc độ tăng rất nhanh với 40%. Hàng năm, các TP lớn đón số lượng lớn dân nhập cư và sự nổi lên của thế hệ bùng nổ nối tiếp (Millennials và Generation Z).
Với thị trường văn phòng, tổng nguồn cung văn phòng Hạng A tại Tp.HCM và Hà Nội đạt khoảng 820 nghìn m2. Con số này đang thấp hơn nhiều lần so với các thị trường văn phòng trong khu vực như Tokyo (khoảng 10 triệu m2), Seoul (4,3 triệu m2) hay Singapore (2,6 triệu m2).
Bà Trang Bùi cho rằng, khi nền kinh tế cũng như đời sống của các hộ gia đình dần được nâng cao, các thế hệ tiếp theo có nhiều nhu cầu về BĐS thương mại hơn. Điều này thấy rõ từ những con số tăng trưởng nhu cầu thương mại từ thế hệ mới khi họ bắt đầu đến tuổi thuê nhà và sẵn sàng chi nhiều tiền hơn vào việc tăng trải nghiệm của bản thân như mua sắm, du lịch, sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ đi kèm.
Tại các khu vực công nghiệp, tín hiệu đầu tiên và rõ ràng nhất chính là sự tăng trưởng việc làm. Sau khi nhà máy mở cửa, tất cả những BĐS phụ trợ ‒ nhà cho thuê, siêu thị, cửa hàng, trạm xăng, khu giải trí, trường học… sẽ tăng lên để đáp ứng nhu cầu.
Theo chuyên gia Cushman & Wakefield Việt Nam, hầu hết các BĐS thương mại đều có vòng đời trung bình nhất định, bất kể chúng được chăm sóc tốt như thế nào. Khi vượt quá tuổi thọ được định sẵn đó, giá trị của tài sản sẽ giảm dần và lỗi thời.
Ví dụ, một tòa nhà văn phòng được xây dựng với tuổi đời quá cao có thể sẽ chưa lắp đặt hệ thống Internet tốc độ cao hoặc các thiết bị thông minh tân tiến. Chính vì thế, nhiều công ty công nghệ, nhóm khách thuê lớn trong những năm gần đây, không thể chọn đặt văn phòng tại các tòa nhà lỗi thời này dù ở vị trí đắc địa.
Bên cạnh đó, không giống như các dự án phát triển đô thị mới ở các quốc gia khác, việc thiếu các chính sách ưu đãi là một trong những trở ngại lớn nhất cho tốc độ phát triển của BĐS thương mại tại Việt Nam. Các nhà đầu tư và chủ đầu tư cần nhiều sự hỗ trợ từ chính phủ về các vấn đề liên quan đến pháp luật và thuế. Việc tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi và minh bạch hơn sẽ đóng vai trò như một chất xúc tác để thúc đẩy nhanh tiến độ phát triển bất động sản thương mại của Việt Nam.
Nhịp sống thị trường