MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Thói quen ăn uống nhiều người mắc này làm tăng 54% nguy cơ béo phì, 2,5 lần nguy cơ mắc tiểu đường

14-01-2023 - 16:28 PM | Sống

Không chỉ những gì bạn ăn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe mà cách ăn cũng có vai trò rất quan trọng.

Bạn có thói quen nhai chậm hay ngấu nghiến trong các bữa ăn không? Cuộc sống của con người hiện đại căng thẳng và áp lực, thời gian là tiền bạc và ngay cả những bữa ăn cũng vội vã. Nhưng hãy cẩn thận, chuyên gia dinh dưỡng Chen Manling (Đài Loan, Trung Quốc) nhắc nhở, ăn quá nhanh rất dễ tăng cân! Các nguyên nhân chính liên quan đến lượng calo dư thừa, cảm giác no thấp và kháng insulin. Không những thế còn dễ mắc các bệnh về dạ dày, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cũng tăng gấp 2,52 lần. Những ai muốn kiểm soát cân nặng phải bắt đầu bằng việc "làm chậm tốc độ ăn uống".

Tờ ETToday (Đài Loan, Trung Quốc) đưa tin, Chen Manling đã thẳng thừng tuyên bố trong chương trình "Nutrition Man Man Talk - Chuyên gia dinh dưỡng Man Man" rằng "tốc độ ăn thực sự có ảnh hưởng đến cân nặng", ngoài ra còn dễ bị béo phì, khó tiêu và trào ngược dạ dày nếu ăn quá nhanh.

Thói quen ăn uống nhiều người mắc này làm tăng 54% nguy cơ béo phì, 2,5 lần nguy cơ mắc tiểu đường - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Liberty Times Net

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng so với những người ăn chậm, những người ăn nhanh tăng 54% nguy cơ béo phì và hội chứng chuyển hóa, đồng thời tăng 2,52 lần nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Khảo sát của Nhật Bản cũng cho thấy, ăn nhanh cũng là một trong những nguyên nhân gây thừa cân béo phì ở trẻ em lứa tuổi học đường.

Tại sao ăn quá nhanh khiến bạn béo? Chuyên gia dinh dưỡng Chen Manling nêu chi tiết 3 lý do chính:

1. Nạp quá nhiều calo

Những người ăn nhanh có xu hướng ăn gấp 1,5 lần thức ăn so với những người ăn chậm, dẫn đến tổng lượng calo hấp thụ quá mức.

2. Cảm giác no thấp

Thức ăn đi vào đường tiêu hóa phải mất ít nhất 20 phút mới khiến não có cảm giác no, ăn quá nhanh không dễ có cảm giác no nên bạn thường ăn những món khác sau bữa ăn.

3. Kháng insulin

Ăn quá nhanh dễ dẫn đến lượng đường trong máu dao động lớn, về lâu dài sẽ làm tăng tình trạng kháng insulin, quá nhiều insulin sẽ làm tăng tích tụ mỡ.

Thói quen ăn uống nhiều người mắc này làm tăng 54% nguy cơ béo phì, 2,5 lần nguy cơ mắc tiểu đường - Ảnh 2.

Ảnh minh họa: Common Health

Do đó, Chen Manling đề nghị mọi người nên dùng đũa để ăn từng miếng nhỏ, tránh dùng thìa để ăn từng miếng lớn, để làm chậm tốc độ ăn; thứ hai, mỗi miếng thức ăn nên được nhai kỹ và chậm rãi trong ít nhất là 20 giây trước khi nuốt xuống; và việc ăn một mình cũng nên giảm bớt, có những người xung quanh bạn để "ăn cùng", đặc biệt là với những người bạn ăn chậm, nó giúp bạn ăn chậm lại, và bạn cũng có thể sử dụng điều này để đẩy nhanh tốc độ ăn của đối phương về mức trung bình, vừa phải; cuối cùng, bạn nên chọn thức ăn chưa tinh chế có kết cấu thô hơn, đòi hỏi phải nhai nhiều hơn.

Thừa cân, béo phì tăng nhanh về số lượng trong 10 năm trở lại đây tại Việt Nam

Đó là nhận định của TS. BS Bùi Thanh Phúc, Phó trưởng Khoa Cấp cứu Tiêu hoá, BV Việt Đức. Theo một vài số liệu nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ béo phì ở vùng thành thị đang cao hơn ở nông thôn, trong đó độ tuổi thanh thiếu niên học đường bị béo phì chiếm từ 30-40%, người trưởng thành chiếm 10-20%.

Giải thích cho điều này, TS. Phúc cho rằng có 4 nguyên nhân chính:

- Thói quen ăn uống của người dân thay đổi, thay vì chỉ ăn no như trước kia, mọi người chú trọng đến việc ăn ngon, ăn theo cảm xúc, ăn bổ dưỡng, nhiều chất hơn với các loại thức ăn giàu chất béo, chất đường, chất đạm... chứa nhiều năng lượng, khiến bạn dễ tăng cân.

- Do guồng quay cuộc sống chứa nhiều áp lực, lo âu, căng thẳng nên nhiều người lựa chọn sử dụng các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh hoặc những loại đồ uống có cồn, có ga... tạo ra thói quen ăn uống không lành mạnh.

- Thói quen ít vận động, ngồi nhiều.

- Một số thói quen sinh hoạt xấu khác như uống rượu bia, ăn vặt, ăn đêm...

Theo Tịnh Tâm

Trí thức trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên