Biên chế công chức: Một số tỉnh đã làm trái luật
Việc hội đồng nhân dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định số biên chế cao hơn số biên chế công chức được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao là trái với quy định tại Luật Cán bộ, công chức và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- 04-02-2015Điều chỉnh biên chế công chức cho Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 15-12-2014Không tăng biên chế công chức trong đơn vị sự nghiệp công lập
- 05-12-2014Thủ tướng phê duyệt tổng biên chế công chức năm 2015
Đây là thông tin được Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình nêu tại báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn.
Vẫn quyết vượt thẩm quyền
Rà soát, đánh giá lại và có biện pháp chấn chỉnh đối với toàn bộ hệ thống tổ chức bộ máy, biên chế, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là một trong những yêu cầu của Quốc hội với người đứng đầu ngành nội vụ.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 30/6/2014, một số địa phương vẫn có tình trạng tự ý quyết định vượt thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.
Liên quan đến quản lý biên chế, Bộ trưởng nhắc lại thông tin đã được nêu nhiều lần tại nghị trường: bảo đảm từ nay đến năm 2016 cơ bản không tăng tổng biên chế của cả hệ thống chính trị.
Theo Bộ trưởng, biên chế công chức tiếp tục được giữ ổn định như số biên chế đã giao các năm trước.
Theo đó, tổng biên chế công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã) năm 2015 là 277.055, giảm 4.659 biên chế công chức so với năm 2014.
Tuy nhiên, theo báo cáo của các bộ, ngành và tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tính đến ngày 30/6/2014, một số địa phương vẫn có tình trạng tự ý quyết định vượt thẩm quyền và sử dụng vượt chỉ tiêu biên chế công chức được giao.
Và điều này, theo Bộ trưởng là trái luật, như đã nói ở đầu bài viết. Tuy nhiên, cụ thể là hội đồng nhân dân địa phương nào làm trái thì không được nêu tại báo cáo của Bộ trưởng.
Vượt cấp phó phải điều chỉnh
Phần báo cáo về tinh giản biên chế của Bộ trưởng Bình nêu ra khá nhiều tồn tại, hạn chế mà theo ông là chưa có chuyển biến.
Đầu tiền là số lượng cấp phó trong các cơ quan hành chính nhà nước còn vượt so với quy định của pháp luật
Theo Bộ trưởng thì việc tăng số lượng thứ trưởng và tương đương ở các bộ, cơ quan ngang bộ là do nhiều nguyên nhân khách quan trong đó có nguyên nhân do thực hiện tổ chức bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực và yêu cầu của công tác cán bộ.
Từ đầu nhiệm kỳ, số thứ trưởng và tương đương trong tổng số các bộ, cơ quan ngang bộ không tăng mà giảm 1. Tuy nhiên, gần đây Bộ Chính trị điều động 4 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng về các bộ, cơ quan ngang bộ giữ chức thứ trưởng và tương đương vì thế số lượng thứ trưởng và tương đương trong các bộ, ngành của Chính phủ tăng 3 người so với đầu nhiệm kỳ, Bộ trưởng giải thích cặn kẽ.
Với việc tăng cấp phó đối với các tổ chức thuộc và trực thuộc bộ, ngành (cấp tổng cục, cục, vụ...) theo Bộ trưởng là thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
”Vấn đề chủ yếu ở đây có nguyên nhân là do quá trình sắp xếp, hợp nhất tổ chức bộ máy bên trong của các bộ, ngành để đáp ứng yêu cầu tham mưu quản lý tổng hợp những ngành, lĩnh vực có phạm vi, đối tượng lớn hoặc có yếu tố đối ngoại trong hoạt động thực thi công vụ”, ông Bình nhìn nhận.
Bộ trưởng cũng ”hứa” sẽ kiểm soát chặt chẽ số lượng cấp phó trong các tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, bảo đảm chỉ bổ nhiệm cấp phó khi còn chỉ tiêu về số lượng cấp phó theo quy định trong từng cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các cơ quan, đơn vị có số lượng cấp phó vượt quy định phải báo cáo cấp có thẩm quyền về kế hoạch điều chỉnh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.