Bộ luật Hình sự 2015: Dương Chí Dũng có thoát án tử?
Đó là câu hỏi của phóng viên tại Họp báo kết thúc Kỳ họp thứ 10, Quốc hội Khóa XIII. Ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội là người trả lời câu hỏi này.
- 26-08-2014Hoãn xét xử vụ ụ nổi 83M vì vắng Dương Chí Dũng
- 02-07-2014Ông Nguyễn Bá Thanh: Vụ Dương Chí Dũng sẽ còn xử tiếp
- 29-06-2014Bộ GTVT chứng minh Dương Chí Dũng nhận lương đúng luật
- 27-06-2014Vụ ông Dương Chí Dũng: Có thể buộc thôi việc ngay sau khi truy nã
- 25-06-2014Dương Chí Dũng nhận quyết định thôi việc sau khi lĩnh án tử
Tại buổi họp báo, phóng viên đã hỏi về việc thông qua Bộ luật Hình sự (sửa đổi), trong đó có nội dung đáng quan tâm là nếu tội phạm tham ô chủ động trả lại ba phần tư số tài sản tham nhũng thì sẽ không áp dụng hình phạt tử hình. Vậy với trường hợp có thi hành án tử hình không?
Trả lời câu hỏi trên, ông Nguyễn Đình Quyền, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội cho rằng, theo báo cáo hàng năm về phòng chống tham nhũng thì chỉ thu hồi từ 10-20%, năm nay đạt 50%. Trong thời gian dài rất thấp trên dưới 10% nên Bộ luật có quy định trong phục hồi thiệt hại cho Nhà nước để xem xét về hình phạt. Tuy nhiên, Bộ luật Hình sự không có hiệu lực hồi tố với tất cả quan hệ phát sinh tính từ ngày luật có hiệu lực. Với vụ án đang trong quá trình chuyển tiếp thì có Nghị quyết giải quyết thi hành Bộ luật Hình sự.
Tại điểm e, khoản 1, Nghị quyết về thi hành Bộ luật Hình sự vừa thông qua, quy định như sau: Đối với hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 của Bộ luật Hình sự năm 1999 xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mà sau thời điểm đó vụ án đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử thì tiếp tục áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 để xử lý; trường hợp vụ án đã được xét xử và đã có bản án, quyết định của toà án, thì không được căn cứ vào việc Bộ luật Hình sự này không quy định tội danh cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng để kháng cáo, kháng nghị.
Nghị quyết cũng nêu rõ, trong trường hợp người bị kết án đang chấp hành án về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã chấp hành xong bản án thì vẫn áp dụng quy định tương ứng của các văn bản quy phạm pháp luật hình sự có hiệu lực trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 để giải quyết;
Nếu sau thời điểm 0 giờ 00 ngày 01 tháng 7 năm 2016 mới bị phát hiện thì không khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng quy định tại Điều 165 của Bộ luật hình sự năm 1999 mà áp dụng quy định của Bộ luật Hình sự này để khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử theo tội danh tương ứng.