“Bộ trưởng cho Quốc hội đi du lịch rất nhiều”
“Với tư cách là người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao, du lịch, những gì mình đã cố gắng rồi nhưng chưa đạt được mong muốn của Quốc hội thì tôi xin chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh gói lại phần trả lời chất vấn trước Quốc hội, chiều 17/11.
- 17-11-2015Thu phí dự án BOT: Có hay không hiện tượng “xin – cho”?
- 05-08-2015Thủ tướng trả lời chất vấn về lương hưu thấp
“Với tư cách là người đứng đầu ngành văn hóa, thể thao, du lịch, những gì mình đã cố gắng rồi nhưng chưa đạt được mong muốn của Quốc hội thì tôi xin chịu trách nhiệm”, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh gói lại phần trả lời chất vấn trước Quốc hội, chiều 17/11.
Nhưng, ông chưa dừng ở đó, mà nói thêm câu kết: “Trách nhiệm của tôi sẽ truyền lại cho Bộ trưởng kế tiếp. Thời gian không còn nữa thì làm sao”.
Cả hội trường cười nghiêng ngả. Và đó cũng không phải là những tiếng cười duy nhất trong ít phút Bộ trưởng Tuấn Anh đăng đàn.
Trong phiên chất vấn sáng cùng ngày, đại biểu Phạm Thị Hải (Đồng Nai) nêu thực tế ngành du lịch Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn như tình trạng chặt chém, trấn lột, ăn xin chèo kéo, ô nhiễm môi trường... đã gây bức xúc cho khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài.
Nhìn sang Lào và Campuchia, đại biểu Hải so sánh, nếu như năm 2000, Campuchia chỉ đón hơn 400.000 lượt khách thì đến năm 2014, con số này đã tăng lên gấp 10 lần với 4,5 triệu khách. Còn với Lào, từ 700.000 lượt khách sau 10 năm đã tăng lên trên 4 triệu lượt khách.
Trong khi đó, Việt Nam đã mở cửa từ lâu, nhưng theo báo cáo của Bộ, thì đến năm 2014 cũng chỉ đón gần 8 triệu lượt khách quốc tế.
Câu hỏi đại biểu Hải đặt ra là, vì sao ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa tìm được những giải pháp hữu hiệu trong việc nâng cao chất lượng ngành du lịch, và liệu rằng đến năm 2020 ngành du lịch Việt Nam có thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và có vị trí xứng đáng trong khu vực, như Nghị quyết 52 của Quốc hội đã đề ra?
“Bộ trưởng lý giải như thế nào về trách nhiệm của ngành, của cá nhân Bộ trưởng với vai trò là “tư lệnh” ngành?”, đại biểu chất vấn.
Trong phần trả lời, Bộ trưởng nói, để so sánh du lịch Việt Nam với hai nước nói trên thì phải căn cứ vào các chỉ số, ông đã có một báo cáo nghiên cứu rất đầy đủ, và sẽ gửi đến đại biểu Phạm Thị Hải về sự so sánh này.
“Còn bây giờ, thực lòng chúng tôi mong muốn Campuchia và Lào phát triển du lịch mạnh hơn nữa. Tất nhiên khi họ phát triển như thế, chúng tôi sẽ có nhiều bài học kinh nghiệm, bởi vì mỗi quốc gia đều có cách tiếp cận du lịch và điều kiện phát triển du lịch”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Nhắc lại một phiên chất vấn trong nhiệm kỳ này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có hỏi bao giờ du lịch Việt Nam bằng Thái Lan, Malaysia, Singapore, Bộ trưởng dõng dạc: “Tôi bỏ ngỏ cho nhiệm kỳ tiếp theo trả lời việc này, tôi không dám trả lời”. Hội trường rộ lên tiếng cười.
Lan man về các thế mạnh của du lịch Việt Nam, Bộ trưởng nói, khi Việt Nam tổ chức IPU 132, có một vị phó tổng thống đã đến Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tìm gặp cho được Bộ trưởng để hỏi về kinh nghiệm, bài học mô hình phát triển làng văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam thế nào. Các đại biểu lại cười.
Chuyển sang thế mạnh khác, Bộ trưởng nhấn mạnh, ẩm thực Việt phong phú, dồi dào. “Đi các hội chợ quốc tế, món phở và nem rán của chúng ta cũng nổi tiếng. Ngay như nón lá của chúng ta tại hội chợ triển lãm Milan ở Ý, nón lá là sản phẩm xếp thứ 4, hấp dẫn”. Quốc hội lại cười trước sự hào hứng của Bộ trưởng.
Để du lịch Việt Nam năm 2020 trở thành nền kinh tế mũi nhọn, theo Bộ trưởng thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư chưa hướng dẫn tiêu chí gì, nhưng theo các chuyên gia và các nhà kinh tế trên thế giới thì có 5 tiêu chí.
Trong đó tiêu chí thứ 5 là du lịch góp phần quảng bá hình ảnh đất nước.
“Khách du lịch quốc tế đến thì người dân mình ứng xử một cách văn minh, lịch sự, ta chặt chém làm gì, chặt chém chỉ một vài lần, sau đấy họ không bao giờ đến nữa”, Bộ trưởng nói.
Phần giải pháp, Bộ trưởng cho biết sẽ bổ sung, sửa đổi Luật Du lịch để phù hợp với điều kiện hiện nay.
Ông cũng trình bày: “Chúng tôi còn Luật Thư viện thì chắc chắn để qua nhiệm kỳ thứ 15. Luật Thư viện đòi thông qua, cuối cùng không cho thông qua, văn hóa đọc có vấn đề, hệ thống thư viện để góp phần để nâng cao dân trí”. Sau chút ngạc nhiên, các vị đại biểu lại cười.
Sau đó, Bộ trưởng lại tiếp tục trình bày về các yếu tố để phát triển du lịch, rồi chốt lại là sẽ “truyền trách nhiệm” cho Bộ trưởng kế tiếp.
Trong khi các đại biểu còn đang cười, thì Chủ tịch Quốc hội nhận xét: .
Giữa năm 2013, ở vị trí điều hành chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cũng từng một phen vất vả khi Bộ trưởng Tuấn Anh cho Quốc hội “đi du lịch nhiều quá”, nên trả lời lòng vòng, không đúng trọng tâm.