Bộ Văn hóa: Tiếp viên VNA buôn lậu, hoen ố hình ảnh quốc gia
Đó là nhận định của ông Phan Đình Tân, người phát ngôn, Chánh văn phòng Bộ VHTT& DL chia sẻ trước việc nữ tiếp viên VNA bị bắt.
- Vừa qua, một nữ tiếp viên hàng không của hãng VNA đã bị Cảnh sát Tokyo bắt giữ vì nghi ngờ cô này vận chuyển hàng ăn cắp. Ngoài ra, cảnh sát Nhật còn nghi ngờ một nhóm tiếp viên khác của hãng hàng không này cũng liên quan đến sự việc trên. Quan điểm của Bộ VHTT&DL ra sao trước sự việc đáng chê trách này?
Ông Phan Đình Tân:- Quan điểm của Bộ văn hóa rất rõ ràng là sự việc này xảy ra, chính là một điều gây bức xúc đối với người VN có lòng tự trọng, lòng tự ái và tính trung thực.
Đặc biệt,những cái này phải làm nghiêm, đồng thời qua đây góp phần giáo dục nhân cách, đạo đức, cho những người đang trong tình trạng ngấp nghé, làm những việc tương tự, mà chưa bị phát hiện.
Đây không phải chỉ dừng lại ở việc ăn cắp vặt mà còn tiếp tay cho ăn cắp vặt, làm hoen ố hình ảnh đất nước, quốc gia và làm xấu hổ cho những người có lòng tự trọng, tự ái, luôn luôn giữ gìn nền văn hóa đẹp cho Việt Nam.
- Việc gây nên hình ảnh xấu về đất nước nếu quy đổi ra thiệt thại thực tế thì như thế nào, thưa ông?Thiệt hại quá lớn, cả tinh thần, vật chất, quan trọng hơn là đánh mất niềm tin mà niềm tin con người thì rất quan trọng, được coi là vô giá.
- Đáng buồn là những sự việc này không phải là chỉ xảy ra 1 lần, trước đó, rất nhiều sự việc tương tự cũng đã xảy ra, trong khi hàng không vốn được coi là hình ảnh, bộ mặt quốc gia những hiện tượng này xảy ra sẽ ảnh hưởng như thế nào tới hình ảnh của Việt Nam trong mắt bạn bè thế giới?
Đương nhiên là ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia rồi.
Không phải chỉ riêng hàng không, bất cứ một ai là công dân VN đi ra nước ngoài, cũng là đại diện cho hình ảnh đất nước để rồi không chỉ 1 ngành, mỗi cá nhân phải kiểm soát hành vi của mình, giữ gìn hình ảnh ấy.
- Bản thân VNA cũng là hãng hàng không thường xuyên bị than phiền về chậm trễ và thái độ phục vụ, thậm chí người ta còn đòi đổi tên là Sorry Airlines. Những bất cập của hãng hàng không này không những được giảm bớt đi mà lại có xu hướng tăng lên như thế này là vì sao? Trách nhiệm của VNA trong những vụ việc như thế này là như thế nào?
Trách nhiệm thuộc ai? thuộc cả xã hội, gia đình, nhà trường, cái mối liên hệ chặt chẽ đó. Trong cơ quan lãnh đạo cũng phải làm gương, làm mẫu, có kỷ luật nghiêm, phải công bằng, công minh để góp phần răn đe, ngăn chặn những chuyện đó.
Còn sự việc này thì trách nhiệm đầu thuộc bản thân người tiếp viên, sau đó đến cơ quan chủ quản, và cả gia đình, cả đồng nghiệp, cơ quan chủ quản gần nhất, đó chính là VNA.
-Những việc như thế này phải được xử lý ra sao để giữ hình ảnh đẹp của Việt Nam trên thế giới. Dạo này người ta hay nhắc tới xử lý trách nhiệm người đứng đầu nếu có vi phạm, trong trường hợp VNA có thể được áp dụng ko nếu áp dụng thì hình thức xử lý thế nào thì phù hợp?
Xử lý ra sao, căn cứ vào Luật mà xử mức độ nặng nhất, vì chúng ta có pháp luật, có kỷ cương thì không làm ngoài Luật được, nên phải đưa ra mức hình phạt cao nhất mà pháp luật cho phép để ngăn chặn.
Nhất định không để cho những con người xuống cấp đạo đức làm ảnh hưởng đến hình ảnh quốc gia.
- Hàng không các nước khác tạo hình ảnh đẹp cho đất nước họ như thế nào? Bản thân ông đi máy bay đã bao giờ gặp phiền toái với VNA chưa và ông phải xử lý thế nào?
Tôi chưa gặp sự phiền toái nào khi đi máy bay VNA, nhưng tôi biết những hàng xách tay, những hàng cầm đồ, hoạt động thương mại thì rất hay xảy ra những chuyện này.
Nhưngthiết nghĩ vì kinh doanh lợi nhuận mà tiếp tay cho trộm cắp thì không được làm như vậy.
Theo Thanh Huyền