MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Bộ Y tế yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai báo cáo về chất thải y tế

08-01-2016 - 14:03 PM | Xã hội

Loạt bài điều tra độc quyền của Lao Động: "Rác thải y tế độc hại lọt từ bệnh viện ra thị trường" vừa đăng tải bài đầu tiên: "Sự thật kinh hoàng bên trong bệnh viện" đã khiến dư luận xôn xao. Ngày 8.1, đại diện Bộ Y tế cho biết Bộ đã yêu cầu BV Bạch Mai báo cáo vụ việc này.

Trao đổi bước đầu với phóng viên xoay quanh điều tra của chúng tôi về việc xử lý rác thải y tế của Bệnh viện Bạch Mai, bà Nguyễn Thị Liên Hương- Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế cho biết: "Hiện chúng tôi chưa thể thông tin gì về việc này. Chúng tôi đã yêu cầu Bệnh viện Bạch Mai báo cáo về các sự việc xoay quanh rác thải y tế đăng tải trên báo. Sau khi nhận được báo cáo của bệnh viện, chúng tôi sẽ thông tin sớm nhất đến người dân".

Chúng tôi xin được trích dẫn những quy định rất rõ ràng trong Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc quản lý chất thải y tế nhằm cung cấp cho độc giả cái nhìn toàn diện hơn về vụ việc này.

5 hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 4, Chương I trong Quy chế quản lý chất thải y tế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) bao gồm: Thải các chất thải y tế nguy hại chưa được xử lý, tiêu hủy đạt tiêu chuẩn vào môi trường; Xử lý và tiêu hủy chất thải y tế nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật và không đúng nơi quy định; Chuyển giao chất thải y tế cho tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp nhân hoạt động trong lĩnh vực quản lý chất thải; Buôn bán chất thải nguy hại; Tái chế chất thải y tế nguy hại.

Trong Phụ lục 4, Danh mục chất thải được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế (Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BYT ngày 30 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế) cũng chỉ rõ: Các vật liệu thuộc chất thải thông thường không dính, chứa các thành phần nguy hại (lây nhiễm, chất hóa học nguy hại, chất phóng xạ, thuốc gây độc tế bào) được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế, bao gồm: Chai nhựa đựng các dung dịch không có chất hóa học nguy hại như: dung dịch NaCl 0,9%, glucose, natri bicacbonate, ringer lactat, dung dịch cao phân tử, dịch lọc thận và các chai nhựa đựng dung dịch không nguy hại khác.

Các vật liệu nhựa khác không dính các thành phần nguy hại. Chai thủy tinh đựng các dung dịch không chứa các thành phần nguy hại. Lọ thủy tinh đựng thuốc tiêm không chứa các thành phần nguy hại. Giấy: Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy. Kim loại: các vật liệu kim loại không dính các thành phần nguy hại....

 

Theo Giang Thùy Linh

Lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên