Chấn chỉnh hoạt động kinh doanh đa cấp
Theo đại tá Dương Văn Hiệp, Phó trưởng phòng đấu tranh án kinh tế và tham nhũng (C46), việc kinh doanh đa cấp đã phát triển tốt ở các nước tiên tiến vì nó cắt giảm được các khâu trung gian.
- 27-02-2016Vụ lừa đảo của Cty Liên Kết Việt: Cơ quan điều tra nói gì?
- 26-02-2016Cục Quản lý Cạnh tranh, Bộ Công Thương "im lặng" trước sai phạm của Liên kết Việt?
- 26-02-2016Liên Kết Việt: Cần làm rõ trách nhiệm của cơ quan quản lý
- 01-01-2016Từ 1/1/2016, kinh doanh đa cấp trái phép sẽ bị phạt tới 100 triệu
- 12-11-2015Lo ngại kinh doanh đa cấp biến tướng, Kon Tum nhờ trợ giúp từ Bộ Công Thương
- 23-10-2015Chưa có đơn vị kinh doanh đa cấp bị xử phạt, rút giấy phép
Kinh doanh đa cấp cũng đóng góp 1 phần cho ngân sách nhà nước. Kinh doanh đa cấp hoạt động ở Việt Nam từ năm 2004, tới năm 2005, Chính phủ có Nghị định 110/2005 về hoạt động kinh doanh đa cấp. Việc đăng ký kinh doanh đa cấp, ban đầu ở các Sở Thương mại cấp phép. Năm 2014, Chính phủ có Nghị định 42/2014 chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh đa cấp, việc cấp phép thuộc Cục Quản lý cạnh tranh - Bộ Công Thương.
Hiện kinh doanh đa cấp có 2 loại, 1 loại không và 1 loại là có giấy phép kinh doanh đa cấp nhưng lợi dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân. Việc chiếm đoạt tài sản gây nhức nhối trong nhân dân đặc biệt là các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tháng 9/2015, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Công Thương cùng các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác nắm bắt tình hình lợi dụng kinh doanh đa cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tổng cục Cảnh sát đã chỉ đạo các tỉnh nắm bắt tình hình kinh doanh đa cấp điều tra xử lý các trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Khi đề nghị Liên Kết Việt cung cấp tài liệu các đối tượng tỏ ra chống đối, cung cấp tài liệu nhỏ giọt, trì hoãn… Tuy nhiên chúng tôi đã thu thập đầy đủ tài liệu liên quan đến hoạt động lừa đảo của các đối tượng Cty Liên Kết Việt”, đại tá Hiệp nói.
Tiền Phong