Chính phủ đề nghị giữ lại giấy khai sinh và đăng ký kết hôn
Ông Nguyễn Công Khanh cho biết, các loại giấy tờ về hộ tịch hiện có khoảng 10 biểu mẫu, Bộ Tư pháp và Chính phủ đề nghị giữ lại 2 loại giấy tờ là khai sinh và đăng ký kết hôn.
Phát biểu trên được ông Khánh - Cục trưởng Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực đưa ra sáng 16/10 tại cuộc họp báo về công tác tư pháp Quý III năm 2014 của Bộ Tư pháp, khi trả lời các câu hỏi của phóng viên báo chí xoay quanh nội dung không cấp Giấy khai sinh cho trẻ em (theo dự thảo Luật Hộ tịch), thay vào đó là cấp Thẻ Căn cước công dân cho trẻ em (theo dự thảo Luật căn cước công dân).
Lý giải về đề xuất này, ông Khanh nhấn mạnh tới ý nghĩa quan trọng đặc biệt của hai loại giấy tờ trên đối với mỗi cá nhân và nêu rõ các loại giấy tờ khác sẽ được cơ quan chức năng lưu giữ, công dân có nhu cầu sẽ được cấp theo yêu cầu.
Hiện Chính phủ đã có Công văn số 179/CP-PL và Công văn số 368/CP-PL gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan điểm tiếp tục cấp Giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh là cần thiết, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ Luật Dân sự…; việc cấp Thẻ căn cước công dân chỉ nên thực hiện đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Cũng tại họp báo, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được triển khai tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành 103/124 văn bản quy định chi tiết thi hành 41 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; còn nợ 22 văn bản (17,7%). Đây là tỷ lệ nợ văn bản thấp nhất so với cùng kỳ các năm khác.
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện, bước đầu kết hợp việc kiểm tra văn bản với công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính.
Thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thi hành Hiến pháp, qua rà soát 92.140 văn bản, bước đầu các Bộ, ngành, địa phương đã đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới 292 văn bản.
Những tháng cuối năm 2014, Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động thi hành Hiến pháp năm 2013; tham mưu, giúp Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp… Bộ hoàn thành việc rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai, xây dựng; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ khâu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai thực hiện tốt Luật xử lý vi phạm hành chính; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Nghị định về cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính.
Lý giải về đề xuất này, ông Khanh nhấn mạnh tới ý nghĩa quan trọng đặc biệt của hai loại giấy tờ trên đối với mỗi cá nhân và nêu rõ các loại giấy tờ khác sẽ được cơ quan chức năng lưu giữ, công dân có nhu cầu sẽ được cấp theo yêu cầu.
Hiện Chính phủ đã có Công văn số 179/CP-PL và Công văn số 368/CP-PL gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội thể hiện quan điểm tiếp tục cấp Giấy khai sinh cho trẻ em khi đăng ký khai sinh là cần thiết, phù hợp với công ước quốc tế về quyền trẻ em, Bộ Luật Dân sự…; việc cấp Thẻ căn cước công dân chỉ nên thực hiện đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên.
Cũng tại họp báo, Chánh Văn phòng Bộ - Người phát ngôn của Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng cho biết, công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, góp ý, thẩm định văn bản quy phạm pháp luật được triển khai tích cực. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đã ban hành 103/124 văn bản quy định chi tiết thi hành 41 luật, pháp lệnh đã có hiệu lực; còn nợ 22 văn bản (17,7%). Đây là tỷ lệ nợ văn bản thấp nhất so với cùng kỳ các năm khác.
Công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật được các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện, bước đầu kết hợp việc kiểm tra văn bản với công tác theo dõi thi hành pháp luật, kiểm soát thủ tục hành chính.
Thực hiện công tác rà soát văn bản quy phạm pháp luật thi hành Hiến pháp, qua rà soát 92.140 văn bản, bước đầu các Bộ, ngành, địa phương đã đề xuất kiến nghị sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, dừng thi hành hoặc ban hành mới 292 văn bản.
Những tháng cuối năm 2014, Bộ Tư pháp tiếp tục đẩy mạnh triển khai các hoạt động thi hành Hiến pháp năm 2013; tham mưu, giúp Hội đồng tư vấn thẩm định các dự án luật, pháp lệnh trực tiếp triển khai thi hành Hiến pháp… Bộ hoàn thành việc rà soát, lập danh mục các văn bản quy phạm pháp luật cần bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013.
Bộ Tư pháp tiếp tục rà soát, cắt giảm thủ tục hành chính, nhất là trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến đời sống của người dân, doanh nghiệp như thuế, hải quan, đất đai, xây dựng; thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát thủ tục hành chính ngay từ khâu soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật. Triển khai thực hiện tốt Luật xử lý vi phạm hành chính; ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn thi hành, nhất là Nghị định về cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính.
Theo Quỳnh Hoa