Chuẩn bị chất vấn Bộ trưởng Kim Tiến về y đức
Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ trả lời chất vấn nhiều vấn đề nóng vào ngày 1/4 tới...
Theo kế hoạch vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 25/3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến sẽ trả lời chất vấn nhiều vấn đề nóng vào ngày 1/4 tới.
Đây là hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội, nhằm tiếp tục đưa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành hoạt động thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu.
Để chuẩn bị cho phiên chất vấn này, từ giữa tháng 2/2014, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản đề nghị các vị đại biểu Quốc hội gửi chất vấn để tổng hợp nội dung, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn nhóm vấn đề, người trả lời chất vấn.
Trên cơ sở đó cùng với ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước và dư luận xã hội trong thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức phiên chất vấn để hai vị bộ trưởng nói trên trực tiếp trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26.
Với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhóm vấn đề được chọn là giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thị trường. Như xử lý tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh trong nước. Tình trạng xuất khẩu lậu quặng, khoáng sản thông qua đường tiểu ngạch gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm thất thu ngân sách nhà nước…
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện, xăng, dầu và việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng, dầu, kết quả thực hiện chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” cũng nằm trong nhóm nội dung chất vấn Bộ trưởng Hoàng.
Tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan tại buổi chất vấn tư lệnh ngành công thương sẽ là bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ đăng đàn với một “đề bài” khá quen thuộc nhưng cho đến giờ, vẫn chưa hề bớt nóng.
Đó là giải pháp mang tính đột phá để khắc phục tình trạng xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Là thực trạng tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện, xã và việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Công tác quản lý nhà nước đối với y tế tư nhân, trong đó có cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, giá thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nằm trong nội dung Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải “trả bài” Quốc hội.
Bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được mời tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan tại phiên chất vấn này.
Trong thời gian được ấn định nửa ngày cho mỗi vị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý các bộ trưởng không trình bày báo cáo trước khi trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp đồng thời kết nối truyền hình trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội.
Ngoài toàn bộ đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được mời tham dự hoạt động chất vấn.
Khác với chất vấn ở các kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ phát biểu khai mạc và kết thúc toàn bộ phiên chất vấn. Phần điều hành trực tiếp sẽ do các phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phiên sáng) và Tòng Thị Phóng đảm nhiệm (phiên chiều).
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Hoàng và Bộ trưởng Tiến cũng đã nhận được không ít chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội.
Và cho dù tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Hoàng đi công tác nước ngoài song một vị đại biểu vẫn đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ các kỳ họp trước.
Với Bộ trưởng Kim Tiến, việc bà không nằm trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp ở kỳ họp thứ sáu dù được nhiều vị đề nghị vẫn là dấu hỏi với không ít đại biểu Quốc hội. Những văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng cũng chưa làm hài lòng các vị gửi câu hỏi, khi nhẹ cả về giải pháp và trách nhiệm.
Chọn Bộ trưởng Hoàng và Bộ trưởng Tiến đăng đàn lần này, có lẽ cũng hợp ý của nhiều vị đại diện cho dân.
Đây là hoạt động chất vấn giữa hai kỳ họp Quốc hội, nhằm tiếp tục đưa hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành hoạt động thường xuyên và ngày càng đi vào chiều sâu.
Để chuẩn bị cho phiên chất vấn này, từ giữa tháng 2/2014, Văn phòng Quốc hội đã có văn bản đề nghị các vị đại biểu Quốc hội gửi chất vấn để tổng hợp nội dung, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội lựa chọn nhóm vấn đề, người trả lời chất vấn.
Trên cơ sở đó cùng với ý kiến, kiến nghị của cử tri cả nước và dư luận xã hội trong thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổ chức phiên chất vấn để hai vị bộ trưởng nói trên trực tiếp trả lời chất vấn tại phiên họp thứ 26.
Với Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, nhóm vấn đề được chọn là giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý thị trường. Như xử lý tình trạng thương lái nước ngoài mua vét nguyên liệu nông sản, thủy, hải sản gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng đến sản xuất - kinh doanh trong nước. Tình trạng xuất khẩu lậu quặng, khoáng sản thông qua đường tiểu ngạch gây cạn kiệt nguồn tài nguyên, làm thất thu ngân sách nhà nước…
Trách nhiệm quản lý nhà nước về điện, xăng, dầu và việc sử dụng quỹ bình ổn giá xăng, dầu, kết quả thực hiện chương trình “Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” cũng nằm trong nhóm nội dung chất vấn Bộ trưởng Hoàng.
Tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan tại buổi chất vấn tư lệnh ngành công thương sẽ là bộ trưởng các bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính.
Chiều cùng ngày, Bộ trưởng Bộ Y tế sẽ đăng đàn với một “đề bài” khá quen thuộc nhưng cho đến giờ, vẫn chưa hề bớt nóng.
Đó là giải pháp mang tính đột phá để khắc phục tình trạng xuống cấp về y đức của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ngành y tế. Là thực trạng tổ chức bộ máy y tế tuyến huyện, xã và việc đầu tư cho y tế cơ sở để giảm tải cho bệnh viện tuyến trên.
Công tác quản lý nhà nước đối với y tế tư nhân, trong đó có cơ sở phẫu thuật thẩm mỹ, giá thuốc chữa bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm cũng nằm trong nội dung Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến phải “trả bài” Quốc hội.
Bộ trưởng các bộ: Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam được mời tham gia trả lời làm rõ thêm một số vấn đề có liên quan tại phiên chất vấn này.
Trong thời gian được ấn định nửa ngày cho mỗi vị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội lưu ý các bộ trưởng không trình bày báo cáo trước khi trả lời chất vấn. Phiên chất vấn được phát thanh, truyền hình trực tiếp đồng thời kết nối truyền hình trực tuyến với 63 đoàn đại biểu Quốc hội.
Ngoài toàn bộ đại biểu Quốc hội chuyên trách ở trung ương, đại diện lãnh đạo: Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng được mời tham dự hoạt động chất vấn.
Khác với chất vấn ở các kỳ họp Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chỉ phát biểu khai mạc và kết thúc toàn bộ phiên chất vấn. Phần điều hành trực tiếp sẽ do các phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân (phiên sáng) và Tòng Thị Phóng đảm nhiệm (phiên chiều).
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu vừa qua, Bộ trưởng Hoàng và Bộ trưởng Tiến cũng đã nhận được không ít chất vấn bằng văn bản của đại biểu Quốc hội.
Và cho dù tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Hoàng đi công tác nước ngoài song một vị đại biểu vẫn đề nghị xem xét trách nhiệm của Bộ trưởng trong việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn từ các kỳ họp trước.
Với Bộ trưởng Kim Tiến, việc bà không nằm trong danh sách trả lời chất vấn trực tiếp ở kỳ họp thứ sáu dù được nhiều vị đề nghị vẫn là dấu hỏi với không ít đại biểu Quốc hội. Những văn bản trả lời chất vấn của Bộ trưởng cũng chưa làm hài lòng các vị gửi câu hỏi, khi nhẹ cả về giải pháp và trách nhiệm.
Chọn Bộ trưởng Hoàng và Bộ trưởng Tiến đăng đàn lần này, có lẽ cũng hợp ý của nhiều vị đại diện cho dân.
Theo Nguyễn Lê