Cử nhân thất nghiệp nhưng… không muốn đi làm
Nhiều người để có thu nhập đã chấp nhận làm trái ngành,hoặc lao động chân tay. Thế nhưng, tại TP.HCM đang có một nghịch lí xảy ra là dù thất nghiệp, một số người lại không muốn đi làm.Vì sao lại có tình trạng này?
- 05-08-2014Tăng lương quá nhanh, thất nghiệp sẽ tăng
- 05-08-2014Chủ tịch VCCI: “Tăng lương nhưng đừng để tăng thất nghiệp”
- 01-08-2014Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ lên 6,2%
- 08-07-2014Báo động thất nghiệp lao động có trình độ
Sáu tháng đầu năm 2014, TP.HCM nhận hơn 9.000 hồ sơ thất nghiệp (chỉ riêng với những người có trình độ cử nhân), trong khi nhu cầu tuyển dụng nguồn lao động tăng từ nay cho đến cuối năm. Lí do mà người lao động từ chối việc làm là vì tiền lương, vị trí tuyển dụng, chính sách đãi ngộ xã hội… nhưng cốt yếu vẫn là nguồn đầu việc tuyển dụng chưa phong phú.
Theo ghi nhận, tại 8 điểm sàn giao dịch việc làm tại TP.HCM, nhiều người thất nghiệp chỉ đến để xác nhận thông tin trợ cấp, chưa nói đến nhiều đối tượng còn mượn cơ hội để trục lợi bảo hiểm.
Theo nhiều chuyên gia, nếu tiếp tục để xảy ra tình trạng người thất nghiệp đến sàn giao dịch việc làm không phải để tìm công việc, mà chỉ để xác nhận thông tin để nhận trợ cấp thất nghiệp sẽ tạo nên tiền lệ xấu và gây ra tác động ngược với thị trường lao động. Đặc biệt, trong bối cảnh năm 2015, công dân các nước ASEAN được làm việc tại Việt Nam, mức độ cạnh tranh nguồn lao động sẽ cao.
Sáu tháng cuối năm 2014, TP.HCM vẫn còn hàng nghìn đầu việc chờ người lao động. Chỉ riêng với nguồn lao động trình độ cao, TP.HCM mỗi năm có thêm khoảng 270.000 chỗ việc làm trống.
Nhiều ý kiến cho rằng, để hạn chế tình trạng người lao động từ chối việc, lạm dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, cần sự phân bổ, điều tiết hợp lí giữa các đầu việc, tăng cường đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, nhằm phát huy tối đa giá trị nguồn lực lao động.
Theo Đức Hạnh