Cung cấp chứng cứ ‘kho báu’ núi Tàu
Người trình báo vô tình phát hiện “đá lạ” dưới đáy giếng nên cho là do con người tạo ra, có khả năng chứa vàng tấn.
- 13-03-2016Tan mộng 4.000 tấn vàng Núi Tàu, rộ tin kho báu “giếng cổ”
- 12-03-2016Nhận lại hơn 15 lượng vàng sau khi hoàn thổ ‘kho báu Núi Tàu’
- 07-03-2016"Kho báu núi Tàu cách biển chỉ vài chục mét"
Hành trình đi tìm ‘kho báu’ chôn dưới ba giếng nước ‘Kho báu’ 4.000 tấn vàng giấu dưới… ba cái giếng?! ‘Kho báu núi Tàu cách biển chỉ vài chục mét’ (!?) Nóng: Một người dân trình báo đã phát hiện 'kho báu núi Tàu'
Chiều 22-3, tại UBND huyện Tuy Phong (Bình Thuận), ông HVĐ (ngụ quận Gò Vấp, TP.HCM), người đã trình báo với UBND xã Phước Thể (huyện Tuy Phong) về ba giếng cổ chứa vàng, đã làm việc với các cơ quan chức năng tỉnh Bình Thuận.
Buổi làm việc có đại diện Sở VH-TT&DL, Sở TN&MT, UBND huyện Tuy Phong, UBND xã Phước Thể, Công an, Ban Chỉ huy Quân sự tỉnh...
Tại cuộc họp, ông Đ. đọc một bản báo cáo khá dài và cho biết ông đã dày công sưu tầm, nghiên cứu. Theo ông Đ., kho báu này xuất phát từ tấm mật đồ của Thiếu tá Lê Văn Bường, Tỉnh trưởng tỉnh Bình Tuy. Sau đó ông Trần Văn Tiệp nắm giữ và ông Tiệp đã khởi động hành trình truy tìm kho báu hàng chục năm nhưng không có kết quả.
Ông Đ. cho biết ông đã đến xã Phước Thể nhiều lần và tình cờ phát hiện một giếng nước có loại đá rất lạ. Đưa máy xuống dò thì máy báo có kim loại. Từ tình tiết này ông Đ. khẳng định phía dưới giếng là bê tông cốt thép do con người tạo ra. Tiến hành kiểm tra phát hiện thêm hai giếng nước cổ nữa cũng có loại đá này nên ông Đ. khẳng định có khả năng quân đội Nhật giấu hàng ngàn tấn vàng dưới đáy ba giếng nước.
Tại cuộc họp, ông Đ. cũng đưa ra tấm mật đồ kho báu và cho biết đây là tấm mật đồ ông Tiệp đang giữ và ông có được nhờ sưu tầm trên mạng. Ông Đ. cho biết do ông không đủ khả năng tài chính để tiến hành thăm dò, truy tìm kho báu nên cung cấp cho địa phương để có kế hoạch bảo vệ, thăm dò.
Trao đổi với ông Đ., đại diện UBND huyện Tuy Phong cho biết những phiến đá mà ông Đ. cho là đá lạ thực tế là đá quánh. Đá quánh là tài nguyên độc đáo ở khu vực do sỏi và cát biển quánh chặt vào nhau và trải dài ven biển. Để khai thác loại đá này, người dân phải dùng đục sắt đẽo thành từng viên hình chữ nhật bán làm vật liệu xây dựng. Tại Phước Thể có rất nhiều ngôi nhà xây dựng bằng loại đá độc đáo này.
Sau khi nghe ông Đ. trình bày, 16 giờ, đại diện các cơ quan chức năng đề nghị ông Đ. dẫn đi thực địa ba cái giếng. Giếng đầu tiên đoàn tiếp cận nằm gần khu cửa Sứt, nơi có nhiều người dân sinh sống và làm nghề biển. Giếng này cách bờ biển khoảng 7 m. Tại đây, cơ quan chức năng đã chụp ảnh, đo vẽ hiện trạng thành giếng, miệng giếng và mực nước giếng.
17 giờ, đoàn khảo sát có mặt tại giếng thứ hai. So với lần trình báo trước đó (ngày 4-3), mực nước trong giếng đã cạn tận đáy. Tại đây, cơ quan chức năng tiến hành đo vẽ, chụp ảnh như cái giếng ban đầu. 17 giờ 20 phút, đoàn khảo sát cái giếng thứ ba…
Khoảng 18 giờ, đoàn khảo sát trở về trụ sở UBND huyện Tuy Phong lập biên bản ghi thông tin, địa điểm ghi nhận thực địa.
Pháp luật TPHCM