MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Đề án đổi mới sách giáo khoa: Không phải kinh phí thấp thì Quốc hội sẽ thông qua

21-10-2014 - 21:59 PM | Xã hội

Bộ GD-ĐT thông báo cần 34.000 tỉ đổi mới sách giáo khoa nhưng đến nay trình Quốc hội là 462 tỉ - con số chỉ bằng gần 1/100 đã công bố trước đây.

Tại phiên họp khai mạc Quốc hội sáng ngày 20/10/2014, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Tờ trình về  “Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông”. Theo đó, tổng kinh phí thực hiện đề án là 778,8 tỷ đồng; thấp hơn rất nhiều so với con số 34.000 tỷ đồng đưa ra trước đó. 

Ngày 21/10, tại phiên thảo luận tại tổ, các đại biểu đã chia sẻ nhiều quan điểm về đề án này của Bộ GD-ĐT. Trong đó, đại biểu Phạm Thị Hồng Nga - Phó GĐ Sở GD-ĐT thành phố Hà Nội cho biết “Không phải kinh phí thật ít thì Quốc hội sẽ thông qua”.

Theo bà Nga, nói về giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay thì có thể gói gọn trong một câu: Chất lượng giáo dục đại học và dạy nghề còn hạn chế.

Về đề án đổi mới sách giáo khoa, bà Nga cho rằng, việc đề xuất đổi mới chưa chuẩn bị kỹ nên còn nhiều lúng túng. Trước đó, Bộ thông báo cần 34.000 tỉ đổi mới sách giáo khoa nhưng đến nay trình Quốc hội là 462 tỉ; con số chỉ bằng gần 1/100 đã công bố trước đây.

Thực tế tại Việt Nam hiện nay, một bộ phận không nhỏ sinh viên ra trường không có việc làm. Đó là do ta chưa có cơ quan dự báo nhu cầu nguồn nhân lực tương lai. Bên cạnh đó, đào tạo ngoại ngữ còn ồ ạt, chất lượng đào tạo chưa cao; đào tạo ra không sử dụng được. Theo thống kê, khoảng 72.000 sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường và con số này sẽ tiếp tục tăng cao hơn nếu như không có cơ quan dự báo và đào tạo nâng cao chất lượng.

Bên cạnh đó, việc gộp chung 1 kỳ thi quốc gia cũng gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Các em học sinh nông thôn giỏi Văn, Toán, Lý, Hóa … có thể không có điều kiện để học Ngoại ngữ. Nếu theo phương án mới của Bộ, chắc chắn các em sẽ trượt tốt nghiệp. Các đại biểu cho rằng việc đổi mới hình thức thi cần một quá trình chuẩn bị lâu dài.

Giáo dục đào tạo là ngành khá nhạy cảm, do đó mọi quyết định cần phải hết sức thận trọng. Đề án đổi mới thi cử và sách giáo khoa còn rất nhiều băn khoăn. Nếu không có tiêu chí cụ thể và đầu tư thích đáng cho giáo dục thì không bao giờ phổ cập được mầm non.

Nguyệt Quế

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên