Điện hạt nhân “chưa đánh giá được chi phí tăng thêm”
Chất vấn của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng gửi Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã có câu trả lời.
Trong một văn bản được phát hành ngày 21/11, ngay trước thềm phiên Thủ tướng trả lời chất vấn trước Quốc hội, chất vấn của đại biểu Đỗ Mạnh Hùng gửi đến Thủ tướng về tiến độ nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 đã có câu trả lời.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội viết trong văn bản chất vấn: tại Nghị quyết số 41/2009/QH12, Quốc hội đã quyết định dự kiến lộ trình triển thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: "Khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020".
Ngày 23/10/2012, Chính phủ có báo cáo số 297/BC-CP nêu, "dự kiến tháng 3/2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1".
Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 6, báo cáo số 370/BC-CP ngày 14/10/2013 lại nêu: sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm xây dựng và dự án đầu tư nhà máy vào tháng 12/2013, và không đề cập đến việc khởi công nhà máy vào 2014.
Còn tại báo cáo thẩm tra ngày 23/10/2013 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lại khẳng định, "...đến năm 2014 sẽ chỉ có thể khởi công các công trình hạ tầng phục vụ thi công như đường giao thông, điện, nước. Và mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng chỉ được đổ sớm nhất vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 khi thiết kế kỹ thuật được duyệt và có giấy phép xây dựng".
Như vậy, cho đến nay có thể khẳng định dự án sẽ bị chậm, không đạt tiến độ như Nghị quyết 41/2009/QH13 yêu cầu. Đại biểu Hùng đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của sự chậm trễ này và sự chậm trễ này có làm tăng chi phí đầu tư và làm giảm hiệu quả của dự án không?
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Trong thời gian lập FS của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, do sự cố Fukushima, Chính phủ đã yêu cầu rà soát để bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn chống động đất, sóng thần cho dự án. Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy cũng được nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu về an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần…, văn bản nêu.
Về ảnh hưởng của việc chậm tiến độ đến tổng mức đầu tư và hiệu quả dự án, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Theo văn bản trả lời chất vấn thì tại thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2009, tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận khoảng 10 tỷ USD. Sau sự cố Fukushima, theo khuyến cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và yêu cầu của các cơ quan pháp quy hạt nhân, các thiết kế mới nhà máy điện hạt nhân đều bổ sung một số biện pháp tăng cường an toàn đối với các thảm họa thiên tai. Như, nâng cao vị trí đặt nhà máy, đặt thêm các thiết bị cấp điện dự phòng, tăng cường tính an toàn thụ động… để tăng độ tin cậy, an toàn.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, Bộ trưởng cho biết chưa đánh giá được chính xác chi phí tăng thêm cũng như hiệu quả kinh tế, do việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư chưa hoàn thành.
Khi có kết quả, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.
Vào cuối chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có khoảng gần một tiếng trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ở các phiên chất vấn trước đó, Thủ tướng đều chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội viết trong văn bản chất vấn: tại Nghị quyết số 41/2009/QH12, Quốc hội đã quyết định dự kiến lộ trình triển thực hiện dự án điện hạt nhân Ninh Thuận: "Khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 vào năm 2014, đưa tổ máy đầu tiên vận hành vào năm 2020".
Ngày 23/10/2012, Chính phủ có báo cáo số 297/BC-CP nêu, "dự kiến tháng 3/2013 sẽ hoàn thành hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1".
Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 6, báo cáo số 370/BC-CP ngày 14/10/2013 lại nêu: sẽ hoàn thành lập hồ sơ phê duyệt địa điểm xây dựng và dự án đầu tư nhà máy vào tháng 12/2013, và không đề cập đến việc khởi công nhà máy vào 2014.
Còn tại báo cáo thẩm tra ngày 23/10/2013 của Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội lại khẳng định, "...đến năm 2014 sẽ chỉ có thể khởi công các công trình hạ tầng phục vụ thi công như đường giao thông, điện, nước. Và mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng chỉ được đổ sớm nhất vào cuối năm 2017, đầu năm 2018 khi thiết kế kỹ thuật được duyệt và có giấy phép xây dựng".
Như vậy, cho đến nay có thể khẳng định dự án sẽ bị chậm, không đạt tiến độ như Nghị quyết 41/2009/QH13 yêu cầu. Đại biểu Hùng đề nghị Thủ tướng cho biết nguyên nhân, trách nhiệm của sự chậm trễ này và sự chậm trễ này có làm tăng chi phí đầu tư và làm giảm hiệu quả của dự án không?
Được sự ủy quyền của Thủ tướng, Bộ Công Thương trả lời, theo tính toán của bộ này thì việc khởi công chính thức, đổ mẻ bê tông đầu tiên cho tâm lò phản ứng sớm nhất vào cuối 2017, đầu 2018.
Nguyên nhân chậm tiến độ được giải thích là do những vấn đề phát sinh trong việc nghiên cứu lựa chọn địa điểm đã làm kéo dài thời gian lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư (FS) khoảng hai năm so với dự kiến ban đầu.
Trong thời gian lập FS của dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, do sự cố Fukushima, Chính phủ đã yêu cầu rà soát để bổ sung các giải pháp đảm bảo an toàn chống động đất, sóng thần cho dự án. Địa điểm dự kiến xây dựng nhà máy cũng được nghiên cứu điều chỉnh để đảm bảo yêu cầu về an toàn khi xảy ra động đất, sóng thần…, văn bản nêu.
Về ảnh hưởng của việc chậm tiến độ đến tổng mức đầu tư và hiệu quả dự án, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho hay, Chính phủ yêu cầu phải đảm bảo hiệu quả kinh tế tại thời điểm lập dự án đầu tư.
Theo văn bản trả lời chất vấn thì tại thời điểm Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2009, tổng mức đầu tư của dự án điện hạt nhân Ninh Thuận khoảng 10 tỷ USD. Sau sự cố Fukushima, theo khuyến cáo của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế và yêu cầu của các cơ quan pháp quy hạt nhân, các thiết kế mới nhà máy điện hạt nhân đều bổ sung một số biện pháp tăng cường an toàn đối với các thảm họa thiên tai. Như, nâng cao vị trí đặt nhà máy, đặt thêm các thiết bị cấp điện dự phòng, tăng cường tính an toàn thụ động… để tăng độ tin cậy, an toàn.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, Bộ trưởng cho biết chưa đánh giá được chính xác chi phí tăng thêm cũng như hiệu quả kinh tế, do việc lập hồ sơ phê duyệt địa điểm và dự án đầu tư chưa hoàn thành.
Khi có kết quả, Chính phủ sẽ báo cáo Quốc hội, Bộ trưởng khẳng định.
Vào cuối chiều nay, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có khoảng gần một tiếng trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội. Ở các phiên chất vấn trước đó, Thủ tướng đều chăm chú lắng nghe và ghi chép.
Theo Nguyễn Lê