Dư luận thể hiện sự bất bình về hành động trái phép của Trung Quốc
Nhiều người dân trong nước đã thể hiện sự bất bình và cho rằng việc làm này của phía Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và vùng biển chủ quyền của Việt Nam.
Trước những hành động trái phép của Trung quốc trong việc đưa dàn khoan HD-981 và một số lượng lớn tàu hải cảnh, hải giám và ngư chính đâm húc và phun nước áp lực cao làm hư hại một số tàu kiểm ngư đang thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam, trong những ngày qua, nhiều người dân trong nước đã thể hiện sự bất bình và cho rằng việc làm này của phía Trung Quốc là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và vùng biển chủ quyền của Việt Nam đồng thời đề nghị Trung Quốc cần sớm chấm dứt ngay việc làm sai trái này.
Theo dõi những diễn biến trên biển Đông những ngày qua, nhiều người dân cho rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan HD-981 và một lượng lớn tàu các loại, kể cả tàu quân sự vào hoạt động ở khu vực này là bất hợp pháp, đi ngược lại luật pháp và thông lệ quốc tế, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Đây là việc làm không thể chấp nhận.
Ông Hoàng Thế Anh - Phó viện trưởng Viện nghiên cứu Trung Quốc cho biết: “Tôi thấy rằng Trung Quốc nên đưa giàn khoan về và càng sớm càng tốt, nếu để lâu, nó sẽ càng ảnh hưởng đến tình cảmvà lòng tin của nhân dân Việt Nam đối với Trung Quốc, ảnh hưởng đến hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc trên tất cả các lĩnh vực”.
PGS - TS Mai Văn Nam - Trường Đại học Cần Thơ nói: “Tàu Trung Quốc làm như vậy vi phạm luật pháp quốc tế mà trong thời kỳ hội nhập hiện nay tất cả phải quyết theo luật quốc tế và pháp luật chứ không thể làm theo kiểu ý mình muốn”.
Trước các hình ảnh các tàu của Trung Quốc đã luôn ép các tàu kiểm ngư của Việt Nam trong lúc làm nhiệm vụ, gây hỏng hóc và làm bị thương một số người thuộc lực lượng kiểm ngư Việt Nam nhiều ý kiến đã bày tỏ sự bất bình và cho rằng đây là một hành động mang tính gây hấnvi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông năm 2002 (DOC) và các thỏa thuận có liên quan khác giữa lãnh đạo cấp cao hai nước cũng như Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc.
TS. Trần Kháng Chiến chia sẻ: “Chúng tôi cho rằng hành động Trung Quốc dùng tàu để tấn công các tàu của Việt Nam ở trên biển là hành động khiêu khích tổn hại đến quan hệ hữu nghị nhân dân hai nước”.
Giáo sư - Nhà giáo nhân dân Vũ Duy Ninh, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết: “Tôi nghĩ đây là tham vọng của Trung Quốc, đưa ra lý lẽ không có căn cứ để đòi chủ quyền trên biển Đông, điều đó không thể chấp nhận được”.
Theo dõi những diễn biến tại biển Đông những ngày qua, nhiều người dân cho rằng việc làm đơn phương và sai trái này cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sự tin cậy chính trị và các mặt hợp tác giữa hai nước.
Thiếu tướng Lê Xã Hội - Nguyên Phó tư lệnh Quân khu 9 nói: “Với tôi là một người dân Việt Nam thì nhân dân Việt Nam và nhân dân Trung Quốc đã có mối quan hệ từ trướcđến naytốtđẹp,nhưng bây giờ nhà cầm quyền Trung Quốcđã làmảnh hưởngđếntình cảm nhân dân hai nướcvà Việt Nam – Trung Quốc”.
Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, cũng như được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của mình phù hợp với Công ước LHQ về Luật Biển năm 1982.
Trong suốt những ngày qua, nhiều người dân Việt Nam thẳng thắn yêu cầu phía Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, sớm chấm dứt và không tái diễn lại những hành động như vừa qua.
Mời quý vịđộc giả theo dõi chi tiết trong Video sau:
Theo Bản Tin Thời sự