Đừng nói Hà Nội ít lợi thế nên thua Đà Nẵng
"HN có rất nhiều lợi thế về du lịch, vấn đề ở đây là sự sáng tạo để đưa ra các giải pháp đối mặt với khó khăn hiện nay".
Đó là những nhận định của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch VN, về thị trường ngành du lịch TP Hà Nội,trước tình hình khó khăn chung hiện nay khi lượng khách du lịch TQ đến VN ngày càng sụt giảm.
6 tháng đầu năm tăng trưởng tốt, lo ngại 6 tháng cuối năm
Trao đổi bên lề Lễ mít tinh tuyên truyền, cổ động hưởng ứng Ngày thành lập ngành du lịch VN với chúng tôi, sáng 7/7, ông Tuấn cho biết: "Du lịch nội địa đầu năm rất tốt trong 6 tháng đầu năm và chúng ta có thể khẳng định xu hướng du lịch nội địa sẽ còn tăng nữa, bởi nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng cao, thói quen thay đổi tâm lý tiêu dùng của người VN ngày càng rõ ràng.
Bất chấp kinh tế khó khăn vẫnbắt đầu có thói quen dành tiền đi du lịch với bạn bè và gia đình, đó là xu hướng rất tốt".
Dẫn theo lời ông Tuấn, cụ thể thì cho đến hết 6 tháng, số lượng khách quốc tế đạt 4.287 triệu lượt, khách nội địa 23,4 triệu lượt. Tổng thu khách du lịch bỏ ra chi tiêu không tính tiền vé khứ hồi đạt 125 nghìn tỷ đồng, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, khách quốc tế tăng 21%, nội địa 7%.
Tuy nhiên đó là 6 tháng đầu năm có được do sự bứt phá của 5 tháng trước, còn 6 tháng cuối năm mới có nhiều khó khăn cần phải vượt qua, thích ứng.
Bên cạnh đó, ông cũng nói rõ hơn về việc khách du lịch Trung Quốc trong thời gian qua tới VN: "Tính đến hết tháng 5 chúng ta đã đón được 1 triệu khách du lịch TQ và mức độ tăng trưởng khách du lịch được đánh giá là khá cao trên 30%. Tuy nhiên, từ tháng 6 trở đi thì sự sụt giảm lại thể hiện rất rõ ràng, vì vào thời điểm này khách du lịch TQ đến VN sụt giảm rất nhiều".
Thế nhưng, theo chia sẻ của ông Tuấn thì việc sụt giảm khách TQ không phải tác động đến tất cả các địa phương của VN mà tác động mạnh hơn, trực tiếp hơn đến các địa bàn tập trung thu hút nhiều khách quốc tế ví dụ như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Đà Nẵng, Lào Cai, Hà Nội. Trong bối cảnh như thế thì mỗi địa phương phải có giải pháp khác nhau.
Ông Tuấn cho biết thêm: "Tổng cục du lịch cũng đã làm việc với các tỉnh, thành phố và đề nghị mỗi địa phương nên căn cứ vào điều kiện, đặc điểm, tình hình cụ thể, dựa vào ưu thế của mình, để chuyển hóa được tình hình trên nhằm giảm thiểu những tác động, rủi ro do sự sụt giảm khách TQ tác động đến. Bên cạnh đó, lôi kéo quảng bá, xúc tiến để đẩy mạnh du lịch nội địa và lôi kéo các luồng khách từ thị trường khác để bù đắp sự sụt giảm đó".
Hà Nội có rất nhiều lợi thế
Cụ thể, khi nhắc tới việc du lịch Đà Nẵng vẫn rất lạc quan dù khách du lịch TQ sụt giảm vì đưa ra nhiều giải pháp kịp thời, ông Tuấn cho rằng, Đà Nẵng có lợi thế về du lịch biển, gần đâycòn kết nối một cách chặt chẽ với các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng núi, tham quan giải trí.
Đồng thời, ĐN kết nối với Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế ở phía Bắc và kết nối với Hội An ở phía sau, chính vì vậy nên tận dụng được cái ưu thế là một trung tâm tiếp cận nhiều điểm đến của khu vực miền Trung để phát huy lợi thế du lịchvà khắc phục sự suy giảm, đó là một sự chuyển hướng rất tốt.
Còn trước sự nhận kém của ngành du lịch HN, ông Tuấn gay gắt đưa quan điểm: "Tôi khẳng định, HN cũng có rất nhiều lợi thế, khi là thủ đô của cả nước, là một trong những điểm đến quan trọng nhất, điểm trung chuyển khách du lịch nên không phải quá khó khăn để khắc phục tình trạng trên".
Theo ông Tuấn, lợi thế của HN, một là các sản phẩm, các điểm đến; hai là lợi thế về trung tâm trung chuyển, họ không chỉ có khách du lịch TQ mà còn có khách du lịch từ nhiều thị trường khác;thứ ba,đây là một trung tâm tổ chức hội nghị, hội thảo, là nơi cộng đồng DN phát triển rất mạnh, các DN của HN và các nơi đều có văn phòng đại diện tại HN, cho nên họ có đủ lợi thế để vượt qua khó khăn này.
Điều quan trọng nhất ở đây mà ông Tuấn chỉ ra đó là sự năng động và vào cuộc của các địa phương và DN hiện nay như thế nào. Vấn đề mấu chốt ở đây là HN phải có giải pháp để thích ứng được, đưa ra sự sáng tạo để đối mặt với khó khăn.
Giải pháp cần hiện nay
Nói về những giải pháp của Tổng cục du lịch gửi đến các tỉnh, thành, ông Tuấn cho hay: "Hiện nay có 5 nhóm vấn đề cần triển khai thực hiện: Thứ nhất, duy trì chất lượng dịch vụ đảm bảo an ninh an toàn một cách cao nhất, tại các điểm đến của chúng ta, lúc này công tác quản lý điểm đến càng trở nên quan trọng.
Thứ hai, phải đẩy mạnh hoạt động quảng bá, tuyên truyền, xúc tiến và làm mạnh truyền thông để hiểu thực chất ở VN là điểm đến an toàn, hấp dẫn.
Thứ ba, chúng ta đẩy mạnh chiến dịch kích cầu du lịch nội địa với thông điệp NgườiViệt Namđi du lịch Việt Nam.
Thứ 4, chúng ta mở rộng thị trường khách du lịch để bù đắp vào sự sụt giảm khách du lịch TQ, đặc biệt các thị trường như Nga, Nhật, Hàn, Đài Loan và các thị trường khu vực ASEAN.
Thứ 5, có các giải pháp cụ thể để tháo gỡ khó khăn cho daonh nghiệp, hiện nay chúng tôi cũng đã đề xuất lên chính phủ để có những sự giúp đỡ cụ thể.
Bên cạnh đó, theo quan điểm của ông Tuấn thì đối với du lịch nội địa sự chuyển hướng, tác động sẽ nhanh hơn nhưng đối với du lịch quốc tế thì cần thời gian, không phải hôm nay chúng ta hô 1 cái thì khách du lịch quốc tế sẽ vào ngay, nó cần có độ trễ, cần có thời gian để chúng ta truyền thông và chuẩnbịvề mặt thị trường.
>>>Khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng mạnh
Theo Thanh Huyền