Học giả châu Âu ủng hộ Việt Nam đưa vụ việc ở Biển Đông ra Tòa án quốc tế
Đưa các tranh chấp ra phân xử tại Toà án quốc tế là cách thức tốt nhất khi một nước nhỏ bị một nước lớn xâm phạm.
- 07-06-2014Quốc hội gửi thư tố cáo Trung Quốc tới nghị viện các nước
- 07-06-2014Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tuyên bố phản đối Trung Quốc
- 06-06-2014Việt Nam gửi công hàm quốc tế phản đối Trung Quốc
- 06-06-2014Góc nhìn của phóng viên quốc tế về căng thẳng Biển Đông
- 05-06-2014Việt Nam tiếp tục họp báo quốc tế về tình hình mới nhất ở Biển Đông
Đó là ý kiến của đa số các luật sư, chuyên gia luật quốc tế và các học giả tại châu Âu mà nhóm phóng viên Truyền hình Việt nam đã có dịp phỏng vấn.
Trả lời phỏng vấn của chúng tôi về vấn đề Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 tại vùng lãnh hải Việt Nam, luật sư Bernard Insel - Chuyên gia luật Hàng hải quốc tế cho biết: “Nếu nhìn vào các bản đồ, thì ta sẽ thấy ngay lập tức và rõ ràng, là vị trí đặt giàn khoan thăm dò của Trung Quốc nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế và chắc chắn là trên thềm lục địa của Việt Nam.
Theo đó, nhiều học giả châu Âu đã đưa ra những ý kiến ủng hộ Việt Nam đưa vấn đề Biển Đông ra Tòa án quốc tế. Ông Eric Van Hooydonk nói: “Trong trường hợp hai bên không thể tìm được giải pháp dựa trên đàm phán song phương hay đa phương, thì có thể đưa vụ việc ra Toà án Công lý quốc tế, hay Tòa án quốc tế về Luật Biển tại Hambourg, Đức, xét xử dựa trên Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển. Cách khác nữa là tìm giải pháp thông qua cơ chế trọng tài”.
“Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất gặp rắc rối kiểu này. Philippines cũng có những tranh chấp với Trung Quốc, với tính chất rất giống với tranh chấp hiện nay giữa Việt Nam và Trung Quốc. Philippines đã chọn cách đưa vụ việc ra công lý quốc tế. Trung Quốc đã từ chối tham gia vụ kiện, mặc dù cũng đã ký Công ước 1982”, ôngBernard Insel nói thêm.
Chỉ riêng việc Phillippines khởi kiện và Trung Quốc không dám theo kiện, đã nói lên bản chất sự việc, ai đúng ai sai, với cộng đồng quốc tế. Đưa tranh chấp ra phân xử tại các định chế quốc tế là cách tự bảo vệ hiệu quả nhất, đó là ý kiến của tất cả các chuyên gia, luật sư và học giả tại châu Âu mà chúng tôi có dịp phỏng vấn.
Mời quý vị và các bạn lắng nghe ý kiến của các học giả châu Âu về vấn đề Biển Đông qua video dưới đây:
>>>Quốc hội gửi thư tố cáo Trung Quốc tới nghị viện các nước