Hơn 98.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 11 tháng
Đại diện Cục Quản lý lao động ngoài nước cho biết, theo số liệu từ các doanh nghiệp, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong 11 tháng qua là 98.748 lao động (37.761 lao động nữ), vượt 13,5% so với kế hoạch năm 2014 và bằng 125,37% so với cùng kỳ năm ngoái.
- 22-11-2014Giữ thị trường lao động Hàn Quốc như thế nào?
- 05-11-2014Mất hàng chục triệu đồng với “cò” xuất khẩu lao động
- 03-11-2014Hơn 91.000 lao động Việt đi làm việc ở nước ngoài trong 10 tháng
- 06-10-2014Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Thấp thỏm chờ mở cửa
- 26-09-2014Xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc: Nguy cơ bị “cấm cửa”
- 04-09-2014Xuất khẩu lao động có thể đạt kỷ lục
Chỉ riêng trong tháng 11 đã có 7.605 lao động (3.529 lao động nữ) đi làm việc ở nước ngoài, gồm các thị trường: Đài Loan (Trung Quốc) 3.972 lao động Nhật Bản 1.937 lao động, Hàn Quốc 394 lao động, Malaysia 293 lao động,Saudi Arabia 422 lao động, Macao: 231 lao động và các thị trường khác.
Như vậy, trong 11 tháng, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc nhiều nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 57.823 người, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản 18.220 người, Hàn Quốc 7.066 người, Maylaysia 4.846 người…
Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chắc chắn sẽ là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm 2014. Năm nay, tổng chi phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giảm từ không quá 4.500 USD/người (năm 2013) xuống không quá 4.000 USD/người và sẽ xem xét điều chỉnh chi phí đi Đài Loan (Trung Quốc) giảm dần theo từng năm để tạo điều kiện cho người lao động.
Đặc biệt, để chấn chỉnh việc doanh nghiệp thu phí của người lao động sai quy định, giữ lương và khấu trừ tiền ăn-ở từ lương của người lao động, trong năm nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt tạm dừng hoạt động có thời hạn của hơn 40 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan (Trung Quốc).
Không chỉ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam siết chặt quản lý doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phía Bộ Lao động Đài Loan cũng vừa ra quyết định đình chỉ có thời hạn từ 1-6 tháng đối với 5 công ty môi giới Đài Loan trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan do đã có hành vi vi phạm trong việc môi giới, tuyển dụng lao động nước ngoài
>>>“Cò” môi giới tràn lan thị trường xuất khẩu lao động
Như vậy, trong 11 tháng, thị trường tiếp nhận lao động Việt Nam sang làm việc nhiều nhất là thị trường Đài Loan (Trung Quốc) với 57.823 người, tiếp theo lần lượt là Nhật Bản 18.220 người, Hàn Quốc 7.066 người, Maylaysia 4.846 người…
Thị trường Đài Loan (Trung Quốc) chắc chắn sẽ là thị trường tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam nhất trong năm 2014. Năm nay, tổng chi phí đi Đài Loan theo quy định đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội giảm từ không quá 4.500 USD/người (năm 2013) xuống không quá 4.000 USD/người và sẽ xem xét điều chỉnh chi phí đi Đài Loan (Trung Quốc) giảm dần theo từng năm để tạo điều kiện cho người lao động.
Đặc biệt, để chấn chỉnh việc doanh nghiệp thu phí của người lao động sai quy định, giữ lương và khấu trừ tiền ăn-ở từ lương của người lao động, trong năm nay, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã xử phạt tạm dừng hoạt động có thời hạn của hơn 40 công ty xuất khẩu lao động đi Đài Loan (Trung Quốc).
Không chỉ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Việt Nam siết chặt quản lý doanh nghiệp xuất khẩu lao động, phía Bộ Lao động Đài Loan cũng vừa ra quyết định đình chỉ có thời hạn từ 1-6 tháng đối với 5 công ty môi giới Đài Loan trong việc tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Đài Loan do đã có hành vi vi phạm trong việc môi giới, tuyển dụng lao động nước ngoài
>>>“Cò” môi giới tràn lan thị trường xuất khẩu lao động
Theo Hồng Kiều