MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Không để người dân không có đất sản xuất, đất ở

20-07-2014 - 21:04 PM | Xã hội

Bộ trưởng, chủ nhiêm UB Dân tộc Giàng Seo Phử khẳng định để khắc phục tình trạng thiếu đất, trước hết các địa phương phải tự cân đối đất, bình xét thực sự là thiếu đất hay không.

Người dân ở một số vùng sâu vùng xa, miền núi dân tộc nước ta vẫn còn nghèo. Làm thế nào để nâng cao đời sống người dân những vùng này, chính sách hỗ trợ các hộ dân đặc biệt khó khăn vay vốn để phát triển sản xuất hay những thắc mắc của người dân xung quanh dự án điện mặt trời… là những vấn đề được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử trả lời trong chuyên mục Dân hỏi Bộ trưởng trả lời ngày 20/7.

Phóng viên: Một người dân ở vùng dân tộc thiểu số có câu hỏi như sau: Nhà tôi rất nghèo, lại có đông con nhỏ, vừa qua khi nghe chính sách cho các hộ dân đặc biệt khó khăn ở vùng thiểu số vay vốn phát triển sản xuất, tôi rất mừng. Tôi muốn hỏi Bộ trưởng tiêu chuẩn như thế nào thì được vay vốn?

Bộ trưởng Giàng Seo Phử: Để được vay vốn cho sản xuất, trước hết phải nằm trong danh sách bình xét là hộ nghèo tại nơi mình cư trú; thứ hai là ở địa bàn đặc biệt khó khăn, có hộ khẩu thường trú không phải là di cư tự do; và thứ ba là có nhu cầu vay vốn và có phương án tổ chức sản xuất để sử dụng đồng vốn sản xuất hiệu quả.

Yêu cầu nữa là phải đảm bảo nâng cao đời sống, vay về phải nằm trong chuẩn nghèo của Nhà nước. Để làm rõ hơn, NHCSXH có hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về chuyên môn nghiệp vụ.

Nếu ở trong các điều kiện trên thì có đủ tiêu chuẩn vay vốn. Bạn hãy nói với nhiều người nữa có chung hoàn cảnh như thế đến ngân hàng chính sách để được hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ để được vay vốn nâng cao đời sống, xóa đói giảm nghèo.

Liệu có sự lãng phí không ở Dự án điện mặt trời do Phần Lan tài trợ vốn ODA lên đến hàng tỷ đồng khi mà nhiều thiết bị vẫn nằm phơi mưa phơi nắng chưa có hiệu quả. Vậy Bộ trưởng cho biết có hiện tượng này hay không? Và được biết Thủ tướng đã có ý kiến chỉ đạo, thì Bộ trưởng đã có quyết định thanh tra, vậy kết quả thanh tra như thế nào?

Việc triển khai dự án này ở nhiều vùng khó khăn, không có ô tô. Việc thuê nhà thầu thi công toàn bộ dự án gặp nhiều khó khăn. Hiện các dự án đã hoàn thành, năm 2014 đã bàn giao, điện đã đi vào hoạt động.

Đây là các dự án được tài trợ hoàn toàn bằng sắt thép. Sắt thép là để ngoài trời, không ai làm kho chứa đựng. Nếu người dân nhìn thấy sắt thép phơi nắng mưa thì là chuyện bình thường, ăng ten cho đài truyền hình phải ở ngoài trời. Tôi cho rằng vấn đề này cần nhận thức lại, không phải thất thoát.

Thông qua báo chí Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến, chúng tôi là người đứng đầu của Dự án này và chịu trách nhiệm trước Thủ tướng về việc này. Tôi quyết định thành lập đoàn thanh tra, thanh tra toàn diện dự án. Đến thời điểm này kết thúc thanh tra và kết luận thanh tra khẳng định, các nhà thầu có khó khăn vì đường sá không thuận tiện nên chủ yếu là chậm tiến độ và một số vật tư nhỏ, có thể là thất lạc. Thứ 2 tôi khẳng định không có thất thoát vật tư, không có tham nhũng lãng phí. Tôi xin khẳng định lại đây là kết quả kết luận thanh tra chính thức.

Thưa Bộ trưởng hiện nay mùa mưa bão đã đến gần vấn đề di dân đối với đồng bào dân tộc miền núi ra khỏi những vùng xung yếu, nguy hiểm được chuẩn bị thế nào?

Đây là vấn đề được quan tâm chung của các cấp cả nước và người dân.  Tôi kêu gọi và đề nghị các tỉnh, các sở ngành, ủy ban nhân dân phải khảo sát ngay lập tức các vùng có nguy cơ lũ ống, lũ quét, để chủ động các nguồn lực cứu  hộ, cứu nạn cho đồng bào các vùng bị thiên tai gây ra.

Trong một buổi làm việc mới đây của Thủ tướng với Ủy ban Dân tộc và Hội đồng Dân tộc của Quốc hội có ý kiến cho rằng đồng bào dân tộc đang bị thu hẹp phạm vi sinh tồn và thiếu đất sản xuất, vậy Bộ trưởng có hướng giải quyết như thế nào về vấn đề này?

Vừa qua, Chúng tôi đã có buổi làm việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng là rà soát lại toàn bộ các chính sách cho đồng bào dân tộc miền núi. Để khắc phục tình trạng thiếu đất, các địa phương phải tự cân đối đất, bình xét thực sự là thiếu đất.

Thứ 2 là bố trí đất để chuyển đổi ngành nghề và mở rộng các ngành nghề sản xuất chứ không chỉ sản xuất nông nghiệp. Đất nào có hiệu quả hơn phải chuyển đổi để sản xuất kinh doanh để có thu nhập, đảm bảo an sinh xã hội.

Hiện ở một số tỉnh phía Bắc có tình trạng di cư vào Tây Nguyên, chúng ta phải bố trí đầu tư các tỉnh phía Bắc đủ nước để uống. Ví dụ Hà Giang rất thiếu đất, thiếu nước thì phải xây bể, làm thủy lợi, có bể chứa nước cho đồng bào có nguồn nước sinh hoạt. Phải bố trí, sắp xếp lại các dự án dọc toàn tuyến Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam - Lào, Việt Nam – Campuchia để vùng đồng bào này đỡ khó khăn.

Xin cảm ơn Bộ trưởng!

>>> Kể từ 1/5/2014, hộ nghèo được vay tối đa 50 triệu đồng


Ngọc Toàn

hangnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên