Không sáp nhập Bệnh viện Bưu điện với đơn vị khác
Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp bàn về tổ chức, hoạt động của Bệnh viện Bưu điện sau khi chuyển giao nguyên trạng từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Y tế.
- 03-02-2015Thủ tướng đồng ý cho chuyển Bệnh viện Bưu điện về Bộ Y tế
- 14-06-2014Bắt Giám đốc Bệnh viện đa khoa Bưu điện TP HCM
- 18-12-2013Bắt tạm giam nguyên giám đốc Bệnh viện Bưu điện lập khống chứng từ 66 tỷ đồng
- 18-12-2013Bắt tạm giam nguyên giám đốc Bệnh viện Bưu điện lập khống chứng từ 66 tỷ đồng
Theo thông báo kết luận, giữ nguyên tên gọi Bệnh viện Bưu điện (là tên gọi từ khi thành lập Bệnh viện năm 1956), không sáp nhập Bệnh viện Bưu điện với đơn vị khác trực thuộc Bộ Y tế.
Về hoạt động sau khi chuyển giao nguyên trạng sang Bộ Y tế quản lý, Bệnh viện Bưu điện là Bệnh viện tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
Phó Thủ tướng giao Bộ Y tế chỉ đạo Bệnh viện Bưu điện khẩn trương xây dựng Đề án thí điểm tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện về tài chính (tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động thường xuyên và kinh phí đầu tư phát triển) và bộ máy tổ chức; bảo toàn và phát triển tài sản, vốn của nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 3/2015.
Bệnh viện Bưu điện thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong ngành Bưu Điện. Ngoài ra bệnh viện Bưu Điện còn nhận khám và chữa bệnh cho các đối tượng ngoài ngành; khám sức khoẻ định kỳ và đo, kiểm tra môi trường lao động cho các đơn vị trong ngành bưu điện từ Huế trở ra, phát hiện và điều trị các bệnh nghề nghiệp.
Từ ngày thành lập với đội ngũ thầy thuốc giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm cao trong công việc đã có nhiều cống hiến cho ngành y học nước nhà, có nhiều thành tích xuất sắc cứu chữa cho rất nhiều bệnh nhân và đạt kết quả cao.
Theo Phan Hiển