Kỳ họp 7, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc ngày 20/5 tới
Chiều 11/3, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sẽ khai mạc vào cuối tháng Năm tới.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì phiên họp.
Theo lịch trình dự kiến, Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sẽ được khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc ngày 24/6 tới.
Trong thời gian 29 ngày, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và hai nghị quyết; cho ý kiến 18 dự án luật và dành 2,5 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bổ sung vào chương trình làm việc các nội dung: trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật hộ tịch; trình Quốc hội xem xét, thông qua hai dự thảo Nghị quyết về: việc xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015; việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Cũng trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ tạm dừng, không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ bảy.
Dự kiến, trong Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012” và xem xét thông qua Nghị quyết về việc xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Cách thức thực hiện các nội dung kỳ họp cơ bản như tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, trong đó tiếp tục bố trí xen kẽ việc trình bày tờ trình, báo cáo với việc thảo luận các nội dung khác để hạn chế các phiên họp Quốc hội chỉ nghe đọc văn bản; truyền hình, phát thanh trực tiếp những nội dung như thông lệ và một số nội dung khác (nếu cần thiết); bố trí khoảng cách hợp lý giữa thảo luận tổ, hội trường…
Để nâng cao chất lượng xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan tích cực chuẩn bị tài liệu, bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản; tăng cường việc gửi tài liệu điện tử để tiết kiệm thời gian, kinh phí.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Kỳ họp thứ bảy chỉ tạm dừng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội để tiếp tục tổng kết, nghiên cứu, rút kinh nghiệm, sửa đổi Nghị quyết nhằm đem lại hiệu quả cao hơn khi tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo.
Trong phần chất vấn, Kỳ họp thứ bảy cũng sẽ không dành thời gian giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ sáu mà việc này sẽ được tiến hành vào Kỳ họp cuối năm nay để đảm bảo thời gian cho việc triển khai, thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ chuẩn bị báo cáo thêm tại Kỳ họp thứ bảy một số vấn đề như công tác đối ngoại; việc đàm phán, ký kết các hiệp định về kinh tế, thương mại; báo cáo về việc tuyên truyền phổ biến và triển khai thi hành Hiến pháp và những vấn đề khác mà Quốc hội quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan rà soát lại nội dung chương trình các dự án luật thông qua và các dự án luật Quốc hội cho ý kiến, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Tiếp nối thành công của các Kỳ họp trước, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các cơ quan liên quan năng động, linh hoạt trong tổ chức, điều hành để các buổi làm việc của Kỳ họp thứ bảy đạt chất lượng cao nhất.
Cũng trong buổi làm việc chiều nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Hải quan (sửa đổi).
Theo lịch trình dự kiến, Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XIII sẽ được khai mạc vào ngày 20/5 và bế mạc ngày 24/6 tới.
Trong thời gian 29 ngày, Quốc hội sẽ xem xét thông qua 10 dự án luật và hai nghị quyết; cho ý kiến 18 dự án luật và dành 2,5 ngày để chất vấn và trả lời chất vấn.
Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ bổ sung vào chương trình làm việc các nội dung: trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật hộ tịch; trình Quốc hội xem xét, thông qua hai dự thảo Nghị quyết về: việc xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015; việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, hội đồng Nhân dân bầu hoặc phê chuẩn.
Cũng trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ tạm dừng, không tiến hành lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ bảy.
Dự kiến, trong Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội sẽ giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo, giai đoạn 2005-2012” và xem xét thông qua Nghị quyết về việc xây dựng, triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015.
Cách thức thực hiện các nội dung kỳ họp cơ bản như tại Kỳ họp thứ sáu vừa qua, trong đó tiếp tục bố trí xen kẽ việc trình bày tờ trình, báo cáo với việc thảo luận các nội dung khác để hạn chế các phiên họp Quốc hội chỉ nghe đọc văn bản; truyền hình, phát thanh trực tiếp những nội dung như thông lệ và một số nội dung khác (nếu cần thiết); bố trí khoảng cách hợp lý giữa thảo luận tổ, hội trường…
Để nâng cao chất lượng xây dựng luật, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các cơ quan hữu quan tích cực chuẩn bị tài liệu, bảo đảm tiến độ và chất lượng văn bản; tăng cường việc gửi tài liệu điện tử để tiết kiệm thời gian, kinh phí.
Kết luận buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nêu rõ, Kỳ họp thứ bảy chỉ tạm dừng tiến hành lấy phiếu tín nhiệm những người thuộc đối tượng theo Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội để tiếp tục tổng kết, nghiên cứu, rút kinh nghiệm, sửa đổi Nghị quyết nhằm đem lại hiệu quả cao hơn khi tiếp tục triển khai trong thời gian tiếp theo.
Trong phần chất vấn, Kỳ họp thứ bảy cũng sẽ không dành thời gian giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ kỳ họp thứ sáu mà việc này sẽ được tiến hành vào Kỳ họp cuối năm nay để đảm bảo thời gian cho việc triển khai, thực hiện.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các Ủy ban, cơ quan của Quốc hội phối hợp với các cơ quan liên quan của Chính phủ chuẩn bị báo cáo thêm tại Kỳ họp thứ bảy một số vấn đề như công tác đối ngoại; việc đàm phán, ký kết các hiệp định về kinh tế, thương mại; báo cáo về việc tuyên truyền phổ biến và triển khai thi hành Hiến pháp và những vấn đề khác mà Quốc hội quan tâm.
Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu Ủy ban Pháp luật của Quốc hội và các cơ quan liên quan rà soát lại nội dung chương trình các dự án luật thông qua và các dự án luật Quốc hội cho ý kiến, đảm bảo phù hợp, hiệu quả.
Tiếp nối thành công của các Kỳ họp trước, Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các cơ quan liên quan năng động, linh hoạt trong tổ chức, điều hành để các buổi làm việc của Kỳ họp thứ bảy đạt chất lượng cao nhất.
Cũng trong buổi làm việc chiều nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của dự án Luật Hải quan (sửa đổi).
Theo Quang Vũ