“Mỗi người nên làm tốt phần trách nhiệm của mình”
Quan điểm của Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng – An ninh của Quốc hội về tình hình biển Đông..
- 14-05-2014Phải yêu nước một cách tỉnh táo
- 14-05-2014Báo chí quốc tế về phản ứng của Việt Nam và ASEAN trước hành động của Trung Quốc tại Biển Đông
- 13-05-2014Ngoại trưởng Mỹ gọi điện chỉ trích Trung Quốc về biển Đông
- 13-05-2014Tàu Việt Nam tiến sâu vào khu vực giàn khoan Trung Quốc
- 13-05-2014Tàu Trung Quốc đâm gãy lan can tàu Cảnh sát biển Việt Nam
- 13-05-2014Chuyên gia Trung Quốc: Bắc Kinh sẽ là “nạn nhân lớn nhất”
Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội trong thẩm quyền của mình cũng đã có những kiến nghị hợp lý về những vấn đề quốc phòng, an ninh đang đặt ra, trong đó có những vấn đề liên quan đến các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Đây là thông tin được GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội trao đổi với chúng tôi xung quanh sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam.
Thưa ông, trong sự quan tâm đặc biệt đến đối sách với sự ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, cử tri và nhân dân rất muốn biết quan điểm của các vị đại diện cho mình...
Dân lo lắng cho vận mệnh của đất nước, đó là phúc ấm của quốc gia. Dân quan tâm đến những việc mà Nhà nước, Trung ương đang bàn, đang thảo luận và tham gia vào quyết sách đó cũng là việc đáng mừng. Chỉ đáng sợ khi dân bàn quan trước những đại sự quốc gia thôi. Khi nhân dân lo liệu thì như Bác Hồ đã dạy, việc “khó vạn lần cũng xong”…
Tuy nhiên, thuyền phải có lái thì mới vượt qua ghềnh thác được. Lúc này đây, những người có trọng trách càng cao càng phải suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn. Nhu cầu được biết thông tin về các quyết sách mà Quốc hội, Chính phủ đã và đang bàn là rất chính đáng, song sự phân tầng thông tin trong quản lý cũng để nhằm xử lý bài toán một cách đồng bộ và hiệu quả nhất.
Về sự kiện thì các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ cũng đã thông báo đến toàn dân và công bố với thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã chuyển tải đến người dân.
Còn bàn bạc, và quyết sách, đối với những việc đại sự quốc gia, thì từ ngàn xưa đến nay, kinh nghiệm cha ông cho thấy, mỗi người cũng chỉ nên làm tốt phần trách nhiệm của mình, chỉ nên nắm những thông tin đến mức độ cần thiết và có thể xử lý nó thôi.
Những người mà Nhân dân, Tổ quốc, Đảng và Nhà nước giao trọng trách sẽ phải tìm những giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Thưa ông, được biết tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Quốc phòng - An ninh diễn ra trong tuần qua, cơ quan chức năng của Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Các ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã thảo luận và có những đề nghị cụ thể đến các bộ ngành có liên quan… Xin ông cho biết cụ thể hơn?
Ủy ban Quốc phòng - An ninh có trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Vì thế, tất nhiên những sự kiện liên quan đến quốc phòng, an ninh có ý nghĩa đáng kể xảy ra giữa hai kỳ họp Quốc hội đều được cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ báo cáo ở Ủy ban, với tư cách là cơ quan chuyên trách của Quốc hội về lĩnh vực này.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh trong thẩm quyền của mình cũng thường đã có những kiến nghị, mà theo tôi là hợp lý, về những vấn đề quốc phòng, an ninh đang đặt ra, trong đó có những vấn đề liên quan đến các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Tôi nghĩ, về phần mình, các cơ quan của Quốc hội đã và đang làm đúng vai trò chức năng của mình theo luật định.
Như vậy Quốc hội có nên dành thời gian để bàn riêng về vấn đề nóng trên biển Đông hiện nay? Nếu có thì vấn đề gì nên được bàn sâu, bàn kỹ? Những gì được các cơ quan Chính phủ báo cáo với Ủy ban Quốc phòng - An ninh nói trên cũng sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp diễn ra từ ngày 20/5 tới đây, thưa ông?
Theo quan điểm riêng của tôi, điều đó hoàn toàn cần thiết.
Vì như trên tôi đã nói, Quốc hội có quyền năng giám sát tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh, việc Chính phủ, các cơ quan chức năng báo cáo trước Quốc hội về những vấn đề quan trọng trong đời sống của đất nước cũng là chuyện đương nhiên. Chuyện này cũng đã được thực hiện thường xuyên tại các kỳ họp Quốc hội trong nhiều năm qua.
Còn chuyện Quốc hội dành thời gian để bàn về vấn đề biển Đông, thì đó việc thực hiện chức năng cơ bản của Quốc hội được nêu tại các điều 69, 70 của Hiến pháp. Các vấn đề nêu tại Hiến pháp mà phát sinh từ sự kiện này đều cần được bàn sâu, bàn kỹ tại Quốc hội để có quyết sách đúng đắn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, đại biểu Lê Việt Trường mới đây đã trả lời báo chí rằng "nếu phía Trung Quốc cứ hung hăng, ngang ngược đẩy căng thẳng vượt quá giới hạn, chúng ta sẽ phải tự vệ đáp trả”, ông có đồng tình quan điểm này không? Và theo ông thì các hành động đáp trả của Việt Nam hiện nay đã đủ mạnh chưa?
Câu trả lời của đại biểu Lê Việt Trường thiết nghĩ là chung cho mọi người Việt Nam. Người Việt Nam và người Trung Quốc đều dùng một câu ngạn ngữ gần giống nhau “tức nước thì vỡ bờ”.
Vả lại, một dân tộc độc lập, một quốc gia có chủ quyền thì việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình là một điều hợp với đạo lý và phù hợp với ứng xử quốc tế hiện đại. Một dân tộc đã phải đổ bao xương máu, hy sinh để giành độc lập không dễ gì ngồi khoanh tay chịu bị tước đoạt bất công.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu cho một biển Đông hòa bình, một Đông Nam Á hòa bình, hợp tác. Dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Quốc mãi là láng giềng, nên tư duy đối đầu, hiềm khích, gây hấn không phù hợp trong mọi thời đại. Hai dân tộc đều cần hòa hiếu, trên tinh thần tôn trong độc lập chủ quyền và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Cho đến nay, chúng ta vẫn nhất quán với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước quốc dân đồng bào và quốc tế rằng, chúng ta kiên trì biện pháp hòa bình, kiên trì giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế, quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc bằng các giải pháp hòa bình.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào quy luật khách quan: chính nghĩa sẽ thắng hung tàn. Tôi cũng tin rằng chúng ta không đơn độc. Tôi để ý thấy rằng cả thế giới đang lên tiếng ủng hộ chúng ta vì sự chính nghĩa và vì đạo lý chung sống hòa bình của nhân loại.
Xin nhà báo và độc giả hãy cùng tôi chia sẻ, bình tĩnh, vững tin và cũng luôn sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ của mình được giao phó.
Đây là thông tin được GS.TS Hồ Trọng Ngũ, Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội trao đổi với chúng tôi xung quanh sự kiện Trung Quốc đưa giàn khoan trái phép vào vùng biển, thềm lục địa của Việt Nam.
Thưa ông, trong sự quan tâm đặc biệt đến đối sách với sự ngang ngược của Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam, cử tri và nhân dân rất muốn biết quan điểm của các vị đại diện cho mình...
Dân lo lắng cho vận mệnh của đất nước, đó là phúc ấm của quốc gia. Dân quan tâm đến những việc mà Nhà nước, Trung ương đang bàn, đang thảo luận và tham gia vào quyết sách đó cũng là việc đáng mừng. Chỉ đáng sợ khi dân bàn quan trước những đại sự quốc gia thôi. Khi nhân dân lo liệu thì như Bác Hồ đã dạy, việc “khó vạn lần cũng xong”…
Tuy nhiên, thuyền phải có lái thì mới vượt qua ghềnh thác được. Lúc này đây, những người có trọng trách càng cao càng phải suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn. Nhu cầu được biết thông tin về các quyết sách mà Quốc hội, Chính phủ đã và đang bàn là rất chính đáng, song sự phân tầng thông tin trong quản lý cũng để nhằm xử lý bài toán một cách đồng bộ và hiệu quả nhất.
Về sự kiện thì các cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ cũng đã thông báo đến toàn dân và công bố với thế giới, các phương tiện thông tin đại chúng cũng đã chuyển tải đến người dân.
Còn bàn bạc, và quyết sách, đối với những việc đại sự quốc gia, thì từ ngàn xưa đến nay, kinh nghiệm cha ông cho thấy, mỗi người cũng chỉ nên làm tốt phần trách nhiệm của mình, chỉ nên nắm những thông tin đến mức độ cần thiết và có thể xử lý nó thôi.
Những người mà Nhân dân, Tổ quốc, Đảng và Nhà nước giao trọng trách sẽ phải tìm những giải pháp tối ưu nhất trong bối cảnh lịch sử cụ thể.
Thưa ông, được biết tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Quốc phòng - An ninh diễn ra trong tuần qua, cơ quan chức năng của Chính phủ đã có báo cáo tổng hợp về việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng biển Việt Nam. Các ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng - An ninh đã thảo luận và có những đề nghị cụ thể đến các bộ ngành có liên quan… Xin ông cho biết cụ thể hơn?
Ủy ban Quốc phòng - An ninh có trách nhiệm giám sát thực thi pháp luật trên các lĩnh vực quốc phòng, an ninh. Vì thế, tất nhiên những sự kiện liên quan đến quốc phòng, an ninh có ý nghĩa đáng kể xảy ra giữa hai kỳ họp Quốc hội đều được cơ quan có trách nhiệm của Chính phủ báo cáo ở Ủy ban, với tư cách là cơ quan chuyên trách của Quốc hội về lĩnh vực này.
Ủy ban Quốc phòng - An ninh trong thẩm quyền của mình cũng thường đã có những kiến nghị, mà theo tôi là hợp lý, về những vấn đề quốc phòng, an ninh đang đặt ra, trong đó có những vấn đề liên quan đến các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc.
Tôi nghĩ, về phần mình, các cơ quan của Quốc hội đã và đang làm đúng vai trò chức năng của mình theo luật định.
Như vậy Quốc hội có nên dành thời gian để bàn riêng về vấn đề nóng trên biển Đông hiện nay? Nếu có thì vấn đề gì nên được bàn sâu, bàn kỹ? Những gì được các cơ quan Chính phủ báo cáo với Ủy ban Quốc phòng - An ninh nói trên cũng sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp diễn ra từ ngày 20/5 tới đây, thưa ông?
Theo quan điểm riêng của tôi, điều đó hoàn toàn cần thiết.
Vì như trên tôi đã nói, Quốc hội có quyền năng giám sát tất cả mọi lĩnh vực đời sống kinh tế xã hội và quốc phòng, an ninh, việc Chính phủ, các cơ quan chức năng báo cáo trước Quốc hội về những vấn đề quan trọng trong đời sống của đất nước cũng là chuyện đương nhiên. Chuyện này cũng đã được thực hiện thường xuyên tại các kỳ họp Quốc hội trong nhiều năm qua.
Còn chuyện Quốc hội dành thời gian để bàn về vấn đề biển Đông, thì đó việc thực hiện chức năng cơ bản của Quốc hội được nêu tại các điều 69, 70 của Hiến pháp. Các vấn đề nêu tại Hiến pháp mà phát sinh từ sự kiện này đều cần được bàn sâu, bàn kỹ tại Quốc hội để có quyết sách đúng đắn.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, đại biểu Lê Việt Trường mới đây đã trả lời báo chí rằng "nếu phía Trung Quốc cứ hung hăng, ngang ngược đẩy căng thẳng vượt quá giới hạn, chúng ta sẽ phải tự vệ đáp trả”, ông có đồng tình quan điểm này không? Và theo ông thì các hành động đáp trả của Việt Nam hiện nay đã đủ mạnh chưa?
Câu trả lời của đại biểu Lê Việt Trường thiết nghĩ là chung cho mọi người Việt Nam. Người Việt Nam và người Trung Quốc đều dùng một câu ngạn ngữ gần giống nhau “tức nước thì vỡ bờ”.
Vả lại, một dân tộc độc lập, một quốc gia có chủ quyền thì việc thực hiện quyền tự vệ chính đáng của mình là một điều hợp với đạo lý và phù hợp với ứng xử quốc tế hiện đại. Một dân tộc đã phải đổ bao xương máu, hy sinh để giành độc lập không dễ gì ngồi khoanh tay chịu bị tước đoạt bất công.
Tuy nhiên, chúng ta sẽ tiếp tục phấn đấu cho một biển Đông hòa bình, một Đông Nam Á hòa bình, hợp tác. Dân tộc Việt Nam và dân tộc Trung Quốc mãi là láng giềng, nên tư duy đối đầu, hiềm khích, gây hấn không phù hợp trong mọi thời đại. Hai dân tộc đều cần hòa hiếu, trên tinh thần tôn trong độc lập chủ quyền và thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nhau.
Cho đến nay, chúng ta vẫn nhất quán với những tuyên bố của các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước trước quốc dân đồng bào và quốc tế rằng, chúng ta kiên trì biện pháp hòa bình, kiên trì giải quyết các vấn đề quan hệ quốc tế, quan hệ với các nước láng giềng, trong đó có Trung Quốc bằng các giải pháp hòa bình.
Chúng ta hoàn toàn tin tưởng vào quy luật khách quan: chính nghĩa sẽ thắng hung tàn. Tôi cũng tin rằng chúng ta không đơn độc. Tôi để ý thấy rằng cả thế giới đang lên tiếng ủng hộ chúng ta vì sự chính nghĩa và vì đạo lý chung sống hòa bình của nhân loại.
Xin nhà báo và độc giả hãy cùng tôi chia sẻ, bình tĩnh, vững tin và cũng luôn sẵn sàng làm tốt nhiệm vụ của mình được giao phó.
Theo Nguyễn Lê