Mức lương vùng thấp sẽ thu hút doanh nghiệp đến đầu tư
Việc phân định mức lương tối thiểu vùng trên khía cạnh nào đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp, mức lương thấp cộng với chi tiêu tại vùng thấp sẽ thu hút doanh nghiệp đến đầu tư.
Trong đó, vùng 1 là 3.100.000 đồng/tháng; vùng 2 là 2.750.000 đồng/tháng; vùng 3 là 2.400.000 đồng/tháng; vùng 4 là 2.100.000 đồng/tháng. Phương án này đã được Thủ tướng phê duyệt và được thực hiện từ 1/1/2015. Khi phân theo vùng sẽ vừa đảm bảo nhu cầu tối thiếu của người dân, vừa khuyến khích phát triển vùng và thu hút đầu tư.
Đối với các khu vực miền núi, nếu mức lương tối thiếu quá cao thì doanh nghiệp cũng sẽ không tìm đến để đầu tư. Do vậy, theo Bộ trưởng, việc phân định mức lương tối thiểu vùng trên khía cạnh nào đó sẽ khuyến khích doanh nghiệp, mức lương thấp cộng với chi tiêu tại vùng thấp sẽ thu hút doanh nghiệp đến đầu tư.
Về vấn đề tại sao tiền lương phải chia thành 2 khu vực, Bộ trưởng cho biết, lương của khu vực sản xuất kinh doanh được tính theo thị trường, trong khi đó lương khu vực hành chính sự nghiệp là theo ngân sách. Mức trả lương khu vực sản xuất tùy thuộc vào khả năng phát triển của doanh nghiệp; mức lương ở khu vực nhà nước thì lấy mức lương tối thiểu nhân hệ số.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng thừa nhận, do tình hình kinh tế khó khăn nên mức lương chưa thể đảm bảo mức sống của người lao động.
[Trực tiếp]: Một số DN cố tình nợ đọng bảo hiểm xã hội
Nguyệt Quế