Nên quy định tỷ lệ giới trong bầu cử
Việc phân biệt chỉ người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện mới cần có Phiếu lý lịch tư pháp trong khi người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã lại không cần là không hợp lý, không công bằng.
- 23-09-2014Quyết định của Chánh tòa Hà Nội là “vi phạm nặng“
- 22-09-2014Sẽ chất vấn Bộ trưởng TN-MT và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Thảo luận về dự án Luật bầu cử ĐBQH và đại biểu HĐND chiều 23/9 trong khuôn khổ phiên họp thứ 31 của Ủy ban TVQH, Phó Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị nên lồng ghép bình đẳng giới vào nguyên tắc lập danh sách ứng cử viên để đảm bảo yêu cầu.
"Thực tế ở nước ta chưa cần luật riêng về tỷ lệ giới trong bầu cử nhưng cần một điều quy định về vấn đề này. Ví dụ, mỗi giới không cao hơn 65% hoặc 70% hay không được thấp hơn 30% hoặc 35%. Nếu không quy định cứng trong luật thì tỷ lệ nữ có thể sẽ tiếp tục giảm trong những lần bầu cử tiếp theo", Phó Chủ tịch QH nói và dẫn chứng tỷ lệ ĐBQH là nữ giới sụt giảm qua các khóa gần đây.
Các ý kiến của các thành viên Ủy ban TVQH cũng đề nghị cần rà soát lại các quy định trong dự thảo Luật về quyền ứng cử, bầu cử để bảo đảm các quy định này không trái với các quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, nhất là các quy định liên quan đến những trường hợp không được ứng cử, bầu cử, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, về danh sách cử tri...
Nhiều ý kiến đại biểu nhất trí với cơ quan thẩm tra về việc không bổ sung thêm vào hồ sơ ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND 2 loại giấy tờ là Giấy khám sức khỏe và Phiếu lý lịch tư pháp đối với người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện. Bởi, trong đơn ứng cử, lý lịch của người ứng cử đã có mục để người ứng cử tự nêu rõ về tình trạng sức khỏe, lịch sử bản thân và phải tự chịu trách nhiệm về lời khai của mình.
Việc phân biệt chỉ người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện mới cần có Phiếu lý lịch tư pháp trong khi người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã lại không cần là không hợp lý, không công bằng.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý cho rằng, việc bổ sung giấy khám sức khỏe, phiếu lý lịch tư pháp sẽ gây tốn kém về kinh phí, lãng phí thời gian, công sức của người ứng cử cũng như của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc hoàn thiện các giấy tờ này.
"Việc phân biệt chỉ người ứng cử ĐBQH, đại biểu HĐND cấp tỉnh, cấp huyện mới cần có Phiếu lý lịch tư pháp trong khi người ứng cử đại biểu HĐND cấp xã lại không cần là không hợp lý, không bảo đảm tính công bằng", ông Lý cho biết.
Theo Báo Giao Thông Vận Tải