MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhập nhằng cơ chế hoạt động các trường ĐH ngoài công lập

26-08-2014 - 14:13 PM | Xã hội

Sự nhập nhằng trong quy định về thuật ngữ phi lợi nhuận và vì lợi nhuận trong giáo dục ĐH đã dẫn đến việc: Dù chủ trương là phi lợi nhuận nhưng khi trường vẫn phải đóng thuế và hoạt động như một DN nên tranh chấp là điều không thể tránh khỏi.

2 tuần sau đại hội cổ đông bất thường, hoạt động tuyển sinh, giảng dạy tại trường Đại học Hoa Sen vẫn khá ổn định, dù những bất ổn chỉ tạm lắng xuống.

Theo bà Bùi Trân Phượng, Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen, từ năm 2007, sau khi trường Hoa Sen trở thành đại học, hoạt động của trường đã theo tôn chỉ phi lợi nhuận. Vì vậy, khi không tìm được tiếng nói chung, giải pháp duy nhất cho vấn đề này là để nhà đầu tư thoái vốn.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia giáo dục, đã là phi lợi nhuận thì không có chuyện chia lời ở đây.Những vụ việc liên tiếp xảy ra tại Đại học Hoa Sen hay Đại học Hùng Vương thực chất là cuộc tranh chấp về lợi nhuận. Mà đã là lợi nhuận thì khi nhà đầu tư không được toàn quyền quyết định, lại chịu sự chi phối của các thành viên ban quản trị bao gồm cả những người không góp vốn như hiệu trưởng thì việc xảy ra tranh chấp là điềudễ hiểu.

Theo bà Vũ Thị Phương Anh, Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng và hỗ trợ chất lượng giáo dục thuộc Hiệp hội các trường ĐH, CĐ ngoài công lập, cho đến thời điểm này, không có một trường Đại học tư thục nào tại Việt Nam hoạt động theo cơ chế phi lợi nhuận. Ngay trong Luật Giáo dục Đại học năm 2012, thuật ngữ phi lợi nhuận cũng được quy định một cách hết sức mơ hồ.

Trong việc học, các sinh viên đều mong muốn được đứng ngoài cuộc chơi lời hay lỗ của những nhà kinh doanh. Nhưngthực tế cho thấy, đầu tư cho giáo dục là một điều hết sức nhạy cảm. Khi chưa có những quy định pháp luậtcụ thể, sự giám sát chặt chẽ, thì rõ ràng việc yêu cầu nhà đầu tư đặt lợi nhuận sang một bên vẫn luôn mẫu thuẫn với việc chuyên tâm cống hiến cho sự nghiệp trồng người.


Theo Hạnh Vân

cucpth

VTV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên