Nhìn từ vụ JTC: “Ma trận” quản lý ODA
GS. Nguyễn Minh Thuyết nhớ lại khi ông có mặt ở nghị trường, đã chứng kiến những dự án ODA cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra...
- 31-03-2014Nghi án hối lộ không ảnh hưởng dự án Metro tại TPHCM
- 31-03-2014‘Quan đường sắt’ ăn hối lộ: Còn tiêu tiền tươi thì còn...tham nhũng!
- 31-03-2014Thống nhất sớm làm rõ nghi án JTC đưa hối lộ
- 29-03-2014Vụ JTC hối lộ không ảnh hưởng đến ODA?
- 29-03-2014Nghi án hối lộ 80 triệu yen: Cơ quan tư pháp Nhật Bản trực tiếp điều tra
Ngày 29/3, Ban Chỉ đạo quốc gia về vốn ODA đã tổ chức hội nghị thúc đẩy giải ngân chương trình, dự án ODA. Chủ trì hội nghị, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đặt vấn đề về trách nhiệm và yêu cầu phải đánh giá lại để tìm ra những lĩnh vực “tiềm năng” tham nhũng của ODA.
“Rõ ràng chúng ta chưa hoàn thành trách nhiệm. Sau vụ PCI, hai bên đã có ủy ban hợp tác, kiểm tra giám sát để phòng chống tham nhũng, nhưng nay có thể vẫn lọt”, ông Hải nói.
“Trong phòng chống tham nhũng cần phải đánh giá những lĩnh vực “tiềm năng”. Vì thế, trong quá trình triển khai dự án ODA, các bộ ngành cũng phải đánh giá lại xem quá trình như vậy thì “tiềm năng” tham nhũng nằm ở đâu?”.
Có những dự án cực kỳ vô lý
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nghi án Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật (JTC) hối lộ 16 tỷ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam, nếu đúng là thực tế có như thế, thì đây là một điều hết sức đáng tiếc xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.
Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nêu quan điểm rằng, đã đến lúc các bên cần có quan điểm cứng rắn hơn, biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Hiện, đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu sang làm việc với các cơ quan Nhật Bản vẫn chưa thể xác minh được nghi án JTC đã “lót tay” 16 tỷ đồng đối với lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam. Vụ việc này đã giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (cảnh sát điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thuế) điều tra.
Trong 20 năm qua, các khoản ODA mà Việt Nam đã ký kết, bình quân khoảng 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh việc đó là một nguồn tài chính đáng kể thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thì đó còn là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, như phân tích của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, quy trình quyết định dự án ODA hiện nay quá dài, qua quá nhiều cơ quan, là điều kiện cho nảy sinh ra tiêu cực.
Trong khi đó, không rõ trách nhiệm khi xảy ra vi phạm. Đại biểu Quốc hội các khóa 11 - 12, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhớ lại khi ông có mặt ở nghị trường, đã chứng kiến những dự án ODA cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Một trong những dự án vô lý đó là đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
“Vận động ráo riết lắm. Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí lúc đó, trước kỳ họp, có trên 20 đại biểu được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mời đi nước ngoài tham quan đường sắt cao tốc. Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Thật may vì trong tình hình kinh tế như hiện nay, làm sao có thể thực hiện được dự án 56 tỉ USD đó”, ông Thuyết nói
“Tôi cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc về viện trợ ODA vì đây không phải là tiền cho không. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải trả nợ. Nếu vay nhiều mà thất thoát nhiều, tham nhũng nhiều như thế này thì chúng ta sẽ để lại một gánh nợ lớn cho con cháu”.
Còn nhớ, khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được nối lại vào năm 1993, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh hiệu quả viện trợ trong một thông điệp gửi tới hội nghị bàn tròn về viện trợ Việt Nam: “Điều quan trọng là các nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”.
“Ma trận” quản lý ODA
Cam kết nhận trách nhiệm trong việc quản lý vốn ODA đã được Chính phủ thể chế hóa bằng 5 nghị định của Chính phủ ban hành trong 20 năm qua. Bình quân khoảng 4 năm một lần, các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA được đổi mới.
Về tổ chức quản lý và điều phối ODA, ở Trung ương, nghị định của Chính phủ quy định Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm trách vai trò cơ quan đầu mối về quản lý và điều phối ODA của Chính phủ.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý và điều phối ODA còn có Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ.
Để hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư chung hướng dẫn thực hiện nghị định về quản lý sử dụng ODA.
Bộ Tài chính thì ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong nước đối với các chương trình và dự án ODA và Bộ Ngoại giao ban hành thông tư hướng dẫn ký kết các điều ước quốc tế về ODA.
Để áp dụng nghị định Chính phủ và Thông tư của một số bộ quản lý nhà nước về ODA trong những điều kiện cụ thể của mình, một số bộ, ngành và địa phương cũng ban hành các quy chế quản lý và sử dụng ODA trong nội bộ của đơn vị mình như Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, các UBND TP. Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, và tỉnh Thái Nguyên...
Như vậy, có thể nhận thấy việc quản lý ODA khá phức tạp, ngoài nghị định chuyên trách về quản lý và sử dụng ODA, việc sử dụng ODA còn chịu sự chi phối của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong nước, cũng như các quy định và thủ tục của nhà tài trợ như đấu thầu mua sắm, di dân giải phóng mặt bằng và tái định cư, quản lý tài chính...
“Rõ ràng chúng ta chưa hoàn thành trách nhiệm. Sau vụ PCI, hai bên đã có ủy ban hợp tác, kiểm tra giám sát để phòng chống tham nhũng, nhưng nay có thể vẫn lọt”, ông Hải nói.
“Trong phòng chống tham nhũng cần phải đánh giá những lĩnh vực “tiềm năng”. Vì thế, trong quá trình triển khai dự án ODA, các bộ ngành cũng phải đánh giá lại xem quá trình như vậy thì “tiềm năng” tham nhũng nằm ở đâu?”.
Có những dự án cực kỳ vô lý
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, nghi án Tập đoàn Tư vấn giao thông Nhật (JTC) hối lộ 16 tỷ đồng cho quan chức ngành đường sắt Việt Nam, nếu đúng là thực tế có như thế, thì đây là một điều hết sức đáng tiếc xảy ra trong công tác quản lý và sử dụng vốn ODA tại Việt Nam.
Đại diện Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) nêu quan điểm rằng, đã đến lúc các bên cần có quan điểm cứng rắn hơn, biện pháp mạnh mẽ hơn nhằm phòng ngừa tham nhũng, hối lộ, cạnh tranh không bình đẳng trong quá trình triển khai các dự án ODA.
Hiện, đoàn công tác Bộ Giao thông Vận tải do Thứ trưởng Nguyễn Ngọc Đông dẫn đầu sang làm việc với các cơ quan Nhật Bản vẫn chưa thể xác minh được nghi án JTC đã “lót tay” 16 tỷ đồng đối với lãnh đạo ngành đường sắt Việt Nam. Vụ việc này đã giao cho cơ quan tư pháp Nhật Bản (cảnh sát điều tra, viện kiểm sát, cơ quan thuế) điều tra.
Trong 20 năm qua, các khoản ODA mà Việt Nam đã ký kết, bình quân khoảng 3 tỷ USD/năm. Bên cạnh việc đó là một nguồn tài chính đáng kể thực hiện sự nghiệp đổi mới toàn diện đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, thì đó còn là mảnh đất màu mỡ cho tham nhũng, như phân tích của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải, quy trình quyết định dự án ODA hiện nay quá dài, qua quá nhiều cơ quan, là điều kiện cho nảy sinh ra tiêu cực.
Trong khi đó, không rõ trách nhiệm khi xảy ra vi phạm. Đại biểu Quốc hội các khóa 11 - 12, GS. Nguyễn Minh Thuyết nhớ lại khi ông có mặt ở nghị trường, đã chứng kiến những dự án ODA cực kỳ vô lý nhưng vẫn được đưa ra, ráo riết vận động đại biểu đồng ý và thể hiện quyết tâm thực hiện rất cao. Một trong những dự án vô lý đó là đường sắt cao tốc Bắc - Nam.
“Vận động ráo riết lắm. Theo phản ánh của đại biểu Quốc hội và báo chí lúc đó, trước kỳ họp, có trên 20 đại biểu được Tổng công ty Đường sắt Việt Nam mời đi nước ngoài tham quan đường sắt cao tốc. Cuối cùng, dự án này vẫn bị Quốc hội bác bỏ. Thật may vì trong tình hình kinh tế như hiện nay, làm sao có thể thực hiện được dự án 56 tỉ USD đó”, ông Thuyết nói
“Tôi cho rằng Chính phủ, Quốc hội cần nghiên cứu hết sức nghiêm túc về viện trợ ODA vì đây không phải là tiền cho không. Sớm muộn gì chúng ta cũng phải trả nợ. Nếu vay nhiều mà thất thoát nhiều, tham nhũng nhiều như thế này thì chúng ta sẽ để lại một gánh nợ lớn cho con cháu”.
Còn nhớ, khi quan hệ hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ được nối lại vào năm 1993, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã nhấn mạnh hiệu quả viện trợ trong một thông điệp gửi tới hội nghị bàn tròn về viện trợ Việt Nam: “Điều quan trọng là các nguồn vốn bên ngoài phải được sử dụng có hiệu quả. Chính phủ nhận trách nhiệm điều phối và sử dụng viện trợ nước ngoài, với nhận thức sâu sắc rằng nhân dân Việt Nam sẽ là người gánh chịu cái giá phải trả cho sự thất bại nếu nguồn vốn này không được sử dụng có hiệu quả”.
“Ma trận” quản lý ODA
Cam kết nhận trách nhiệm trong việc quản lý vốn ODA đã được Chính phủ thể chế hóa bằng 5 nghị định của Chính phủ ban hành trong 20 năm qua. Bình quân khoảng 4 năm một lần, các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA được đổi mới.
Về tổ chức quản lý và điều phối ODA, ở Trung ương, nghị định của Chính phủ quy định Ủy ban Kế hoạch Nhà nước trước đây nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đảm trách vai trò cơ quan đầu mối về quản lý và điều phối ODA của Chính phủ.
Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý và điều phối ODA còn có Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước và Văn phòng Chính phủ.
Để hướng dẫn thực hiện các nghị định của Chính phủ về quản lý và sử dụng ODA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành thông tư chung hướng dẫn thực hiện nghị định về quản lý sử dụng ODA.
Bộ Tài chính thì ban hành thông tư hướng dẫn về quản lý tài chính trong nước đối với các chương trình và dự án ODA và Bộ Ngoại giao ban hành thông tư hướng dẫn ký kết các điều ước quốc tế về ODA.
Để áp dụng nghị định Chính phủ và Thông tư của một số bộ quản lý nhà nước về ODA trong những điều kiện cụ thể của mình, một số bộ, ngành và địa phương cũng ban hành các quy chế quản lý và sử dụng ODA trong nội bộ của đơn vị mình như Bộ Y tế, Bộ Xây dựng, các UBND TP. Hà Nội, Tp.HCM, Cần Thơ, và tỉnh Thái Nguyên...
Như vậy, có thể nhận thấy việc quản lý ODA khá phức tạp, ngoài nghị định chuyên trách về quản lý và sử dụng ODA, việc sử dụng ODA còn chịu sự chi phối của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan trong nước, cũng như các quy định và thủ tục của nhà tài trợ như đấu thầu mua sắm, di dân giải phóng mặt bằng và tái định cư, quản lý tài chính...
Theo Lê Châu