Những kho báu triệu USD dưới đáy biển Việt Nam
Những thông tin về cổ vật dưới biển luôn thu hút sự quan tâm của những tay chơi đồ cổ, thương lái, ngư dân… và những cuộc săn tìm cổ vật dưới đáy biển chưa bao giờ chấm dứt.
Gần 4 triệu USD cổ vật từ tàu đắm ở Cà Mau
76.000 món hàng hóa gồm: bình, ấm, chén, đĩa, thìa, tượng... có chất liệu gốm, sứ được Việt Nam mang đi bán đấu giá tại Amsterdam, Hà Lan vào năm 2007 vốn được khai quật vào các năm 1998, 1999 từ một chiếc tàu cổ bị chìm tại vùng biển Cà Mau. Số cổ vật này được xác định sản xuất vào triều đại nhà Thanh, Trung Quốc, khoảng từ năm 1662 - 1722.
Thông qua nhà môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác cho Công ty Đấu giá quốc tế Sotheby"s. Chỉ sau 3 ngày đấu giá toàn bộ số cổ vật trên đã được bán sạch. Số cổ vật Việt Nam trục vớt được đã gây sửng sốt cho giới mộ điệu thế giới.
Có những lô cổ vật được trả giá cao gấp chục lần so với dự kiến: 69 cái đĩa và chén uống trà có hình "cậu bé cưỡi trâu" được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần so với dự kiến, hay như bộ chén trà 74 cái có hình "chiếc lều của người Trung Quốc" được một người Nga mua lại với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần... Chung cuộc, 76.000 cổ vật chỉ thu về 3,9 triệu USD.
Sau khi trừ thuế thu nhập ở Hà Lan, chỉ còn lại 3,25 triệu USD, số tiền đó tiếp tục giảm đi 20% tiền thù lao cho công ty đứng ra đấu giá là Sotheby"s. Bên cạnh đó là những chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước, chi phí bảo quản. Cuối cùng, con số thực thu là 1,3 triệu USD.
Kho báu 54 tỉ đồng ở Bình Châu, Quảng Ngãi
Biển Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi nằm trên con đường cổ giao thương Trung Quốc đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương vốn nổ tiếng trong lịch sử. Tạ biển Bình Châu, gốm sứ của các tàu thuyền bị đắm đã nhiều lần được phát hiện và bán tự do với giá rất cao.
Tháng 9/2012, tại vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, ngư dân đã phát hiện và vớt được một số cổ vật bằng gốm và khám phá ra một con tàu cổ chở vô số cổ vật trên bị chìm. Nhiều người dân và tàu cá đã xuất hiện tại khu vực phát hiện tàu bị đắm để trục vớt đồ cổ, các thương lái cũng nhanh chóng có mặt tại khu vực này để thu mua đồ cổ. Một số cổ vật được ra giá đến cả trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia, số cổ vật trên là cổ vật gốm thời Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ XV. Kho báu dưới biển Bình Châu được xác định là có khoảng 40.000 hiện vật, trị giá khoảng 54 tỉ đồng. Hiện lực lượng công an, bộ đội biên phòng phải tổ chức bảo vệ khu vực có con tàu cổ.
Khó báu huyền thoại dưới biển Cù Lao Chàm
Trên vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Nhật Bản bị máy bay phe đồng minh bắn chìm 158 chiếc tàu, trong đó có 5 chiếc chở báu vật cướp được tại các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người Nhật đã đến đây để dò tìm và khai thác báu vật từ các con tàu đắm này. Nhiều người ở trong nước cũng đã cất công dò tìm với mơ ước đổi đời nếu trúng kho báu.
Sau năm 1975, các nhà khoa học đã khai quật tại Bãi Làng, Cù Lao Chàm và phát hiện nhiều mảnh gốm đời Đường niên đại từ thế kỷ VII - X, những mảnh gốm Chăm, gốm Islam của vùng Trung Cận Đông khoảng thế kỷ IX - X... Từ đó họ đưa ra kết luận rằng, hòn đảo này nằm trên trục giao thương từ Đông Nam Á tới Trung Cận Đông.
Có một thời vùng biển Cù Lao Chàm từng là tâm điểm thu hút các trùm buôn bán cổ vật xuyên quốc gia. Vì dưới đáy biển ngoài khơi Cù Lao Chàm, trước khi có cuộc khai quật khảo cổ cấp quốc gia, con tàu cổ bị đắm chở đầy đồ gốm sứ Chu Đậu, Hải Dương. Vào đầu thập niên 90, nhiều ngư dân các làng chài ven biển duyên hải miền Trung cũng đã lặn lấy được vô số cổ vật từ con tàu cổ này. Cho đến nay, nơi vẫn thường xuyên tìm được các đồ cổ có giá trị và Cù lao Chàm luôn tồn tại huyền thoại về những kho báu
Lời đồn kho báu của hải tặc ở Hòn Tre
Quần đảo Hòn Tre, thuộc xã đảo Tiên Hải, tỉnh Kiên Giang xưa kia có tên là quần đảo Hải Tặc, từng là địa danh hành chính chỉ 18 hòn đảo lớn nhỏ nằm ẩn khuất sâu trong vịnh Thái Lan, hiện nay nhóm đảo là xã Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Dân trên đảo vẫn kể lại rằng, vào cuối thế kỷ 19, đầu 20 một đội cướp biển hùng mạnh ra đời, tập hợp những tên phỉ của các quốc gia lân cận trong vịnh Thái Lan. Băng cướp này lấy tên là Cánh Buồn Đen, dùng chiếc chổi treo đầu mũi thuyền làm biểu tượng với lời nhắn: "Quét sạch, xóa sạch" những gì chúng gặp. Không những thế, người ta còn kể rằng, trên đảo từng có một kho báu đầy vàng, bạc do hải tặc chôn giấu; rồi còn có những người là hậu duệ của hải tặc còn sinh sống...
10 ngàn cổ vật từ tàu cổ Hòn Dầm
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện rất sớm. Từ những năm 1970, ngư dân ven biển xã An Thới, Phú Quốc ra khơi đánh bắt cá cách đảo Hòn Dầm 5km, thỉnh thoảng họ kéo lên được những đồ gốm sứ cổ, có hoa văn trang trí đẹp.
Những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các con tàu cổ dưới đáy đại dương mới thu hút sự quan tâm của công luận.
Trước thực trạng nhiều cổ vật bị ngư dân vớt lên và bán, tháng 5/1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật này và thành lập Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m. Tàu bằng gỗ còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu... có xuất xứ từ Thái Lan, vào thế kỷ XV. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Thông qua nhà môi giới là Công ty Unicom (Mỹ), việc đấu giá lô cổ vật khổng lồ trên được ủy thác cho Công ty Đấu giá quốc tế Sotheby"s. Chỉ sau 3 ngày đấu giá toàn bộ số cổ vật trên đã được bán sạch. Số cổ vật Việt Nam trục vớt được đã gây sửng sốt cho giới mộ điệu thế giới.
Có những lô cổ vật được trả giá cao gấp chục lần so với dự kiến: 69 cái đĩa và chén uống trà có hình "cậu bé cưỡi trâu" được bán với giá 49.200 euro, cao gấp 12 lần so với dự kiến, hay như bộ chén trà 74 cái có hình "chiếc lều của người Trung Quốc" được một người Nga mua lại với giá 31.200 euro, cao gấp 10 lần... Chung cuộc, 76.000 cổ vật chỉ thu về 3,9 triệu USD.
Sau khi trừ thuế thu nhập ở Hà Lan, chỉ còn lại 3,25 triệu USD, số tiền đó tiếp tục giảm đi 20% tiền thù lao cho công ty đứng ra đấu giá là Sotheby"s. Bên cạnh đó là những chi phí cho cuộc khai quật khảo cổ dưới nước, chi phí bảo quản. Cuối cùng, con số thực thu là 1,3 triệu USD.
Kho báu 54 tỉ đồng ở Bình Châu, Quảng Ngãi
Biển Bình Châu, huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi nằm trên con đường cổ giao thương Trung Quốc đến vùng Đông Nam Á, Ấn Độ Dương vốn nổ tiếng trong lịch sử. Tạ biển Bình Châu, gốm sứ của các tàu thuyền bị đắm đã nhiều lần được phát hiện và bán tự do với giá rất cao.
Tháng 9/2012, tại vùng biển thôn Châu Thuận, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, ngư dân đã phát hiện và vớt được một số cổ vật bằng gốm và khám phá ra một con tàu cổ chở vô số cổ vật trên bị chìm. Nhiều người dân và tàu cá đã xuất hiện tại khu vực phát hiện tàu bị đắm để trục vớt đồ cổ, các thương lái cũng nhanh chóng có mặt tại khu vực này để thu mua đồ cổ. Một số cổ vật được ra giá đến cả trăm triệu đồng.
Theo các chuyên gia, số cổ vật trên là cổ vật gốm thời Minh (Trung Quốc) ở thế kỷ XV. Kho báu dưới biển Bình Châu được xác định là có khoảng 40.000 hiện vật, trị giá khoảng 54 tỉ đồng. Hiện lực lượng công an, bộ đội biên phòng phải tổ chức bảo vệ khu vực có con tàu cổ.
Khó báu huyền thoại dưới biển Cù Lao Chàm
Trên vùng biển Cù Lao Chàm (Hội An, Quảng Nam), thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ 2, quân đội Nhật Bản bị máy bay phe đồng minh bắn chìm 158 chiếc tàu, trong đó có 5 chiếc chở báu vật cướp được tại các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, nhiều người Nhật đã đến đây để dò tìm và khai thác báu vật từ các con tàu đắm này. Nhiều người ở trong nước cũng đã cất công dò tìm với mơ ước đổi đời nếu trúng kho báu.
Sau năm 1975, các nhà khoa học đã khai quật tại Bãi Làng, Cù Lao Chàm và phát hiện nhiều mảnh gốm đời Đường niên đại từ thế kỷ VII - X, những mảnh gốm Chăm, gốm Islam của vùng Trung Cận Đông khoảng thế kỷ IX - X... Từ đó họ đưa ra kết luận rằng, hòn đảo này nằm trên trục giao thương từ Đông Nam Á tới Trung Cận Đông.
Có một thời vùng biển Cù Lao Chàm từng là tâm điểm thu hút các trùm buôn bán cổ vật xuyên quốc gia. Vì dưới đáy biển ngoài khơi Cù Lao Chàm, trước khi có cuộc khai quật khảo cổ cấp quốc gia, con tàu cổ bị đắm chở đầy đồ gốm sứ Chu Đậu, Hải Dương. Vào đầu thập niên 90, nhiều ngư dân các làng chài ven biển duyên hải miền Trung cũng đã lặn lấy được vô số cổ vật từ con tàu cổ này. Cho đến nay, nơi vẫn thường xuyên tìm được các đồ cổ có giá trị và Cù lao Chàm luôn tồn tại huyền thoại về những kho báu
Lời đồn kho báu của hải tặc ở Hòn Tre
Quần đảo Hòn Tre, thuộc xã đảo Tiên Hải, tỉnh Kiên Giang xưa kia có tên là quần đảo Hải Tặc, từng là địa danh hành chính chỉ 18 hòn đảo lớn nhỏ nằm ẩn khuất sâu trong vịnh Thái Lan, hiện nay nhóm đảo là xã Tiên Hải thuộc thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Dân trên đảo vẫn kể lại rằng, vào cuối thế kỷ 19, đầu 20 một đội cướp biển hùng mạnh ra đời, tập hợp những tên phỉ của các quốc gia lân cận trong vịnh Thái Lan. Băng cướp này lấy tên là Cánh Buồn Đen, dùng chiếc chổi treo đầu mũi thuyền làm biểu tượng với lời nhắn: "Quét sạch, xóa sạch" những gì chúng gặp. Không những thế, người ta còn kể rằng, trên đảo từng có một kho báu đầy vàng, bạc do hải tặc chôn giấu; rồi còn có những người là hậu duệ của hải tặc còn sinh sống...
10 ngàn cổ vật từ tàu cổ Hòn Dầm
Tàu cổ Hòn Dầm là con tàu được phát hiện rất sớm. Từ những năm 1970, ngư dân ven biển xã An Thới, Phú Quốc ra khơi đánh bắt cá cách đảo Hòn Dầm 5km, thỉnh thoảng họ kéo lên được những đồ gốm sứ cổ, có hoa văn trang trí đẹp.
Những năm 1990, 1991 rộ lên phong trào ngư dân đi săn tìm cổ vật, từ đó, các con tàu cổ dưới đáy đại dương mới thu hút sự quan tâm của công luận.
Trước thực trạng nhiều cổ vật bị ngư dân vớt lên và bán, tháng 5/1991, UBND tỉnh Kiên Giang quyết định thu hồi, quản lý số cổ vật này và thành lập Ban chỉ đạo khai quật tàu cổ Hòn Dầm. Tàu ở độ sâu khoảng 10m. Tàu bằng gỗ còn khá nguyên vẹn, dài 30m, rộng 7m. Hàng hóa trên tàu chủ yếu là gốm sứ men màu xanh ngọc và một số men khác như màu chì, màu da lươn, vàng, nâu... có xuất xứ từ Thái Lan, vào thế kỷ XV. Số lượng cổ vật 10.000 cái, với nhiều loại hình.
Theo VEF