Nợ đọng BHXH không ảnh hưởng đến lương hưu của người lao động
Nợ đọng bảo hiểm không ảnh hưởng đến lương hưu, người lao động đóng bao nhiêu bảo hiểm thì được hưởng bấy nhiêu.
- 08-04-2015Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội: Luật sư phân tích “thiệt, hơn”
- 01-04-2015Chính phủ thống nhất sửa Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội
- 01-04-2015Vì sao công nhân phản đối Luật Bảo hiểm xã hội mới?
- 30-03-2015Mức đóng bảo hiểm xã hội năm 2015 với các đối tượng như thế nào?
- 30-01-2015Năm 2015, Bảo hiểm xã hội được tiêu trên 2/3 khoản thu
Đây là ý kiến của bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội sau khi nghe Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội giải trình về tình hình quản lý và sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội năm 2014" trong phiên họp toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội chiều nay (14/4) tại thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến cuối năm 2014, cả nước có trên 11,450 triệu người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, tăng 5,16 % so với cùng kỳ năm 2013. Số thu bảo hiểm xã hội bắt buộc ước trên 130.000 tỷ đồng, tăng 22,3. Số nợ bảo hiểm xã hội giảm 10% so với năm 2013 với tổng nợ là 5.578 tỷ đồng.
Năm qua, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cũng đã thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo hiểm xã hội, xử phạt hành chính các doanh nghiệp tại nhiều địa phương với số tiền bị xử phạt gần 6,7 tỷ đồng, truy thu 134, 6 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo các đại biểu thì hiện nay một số nội dung quy định trong Bộ luật Lao động sửa đổi có tác động đến việc xác định mức đóng, hưởng bảo hiểm xã hội vẫn chưa được hướng dẫn cụ thể, gây khó khăn trong quá trình thực hiện; tốc độ tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội vẫn còn thấp, đặc biệt là tình trạng trốn đóng, nợ đọng tiền bảo hiểm xã hội còn diễn ra phổ biến…
Bà Trương Thị Mai cho rằng, việc các doanh nghiệp nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm không làm cho quỹ bảo hiểm xã hội bị vỡ, mà lương hưu bị vỡ do công thức tính. Người lao động nếu đóng bao nhiêu thì sẽ được hưởng bấy nhiêu. Vì vậy sắp tới cần đẩy mạnh vai trò của công đoàn trong việc khởi kiện đối với doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội, làm ảnh hưởng đến lợi ích về sau của người lao động.
Bà Trương Thị Mai nhấn mạnh: “Nếu mình bảo hiểm xã hội hoặc Bộ Lao động làm không thì không làm nổi. Công đoàn phải đẩy mạnh hơn, phối hợp với các lực lượng. Bảo hiểm sẽ đi thanh tra, sẽ không được khởi kiện nữa mà đi xử lý. Vụ việc nào liên quan hình sự thì chuyển để điều tra khởi tố, truy tố. Việc kiện doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm là trách nhiệm của công đoàn. Tại sao phải chờ người lao động ký rồi mới khởi kiện”.
Theo Kim Dung