MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nóng từ Hoàng Sa 19/5: Thay đổi phương án tiếp cận giàn khoan

19-05-2014 - 13:09 PM | Xã hội

Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam, cho biết, trước tình hình tàu TQ ngày một đông, các biên đội tàu CSB sẽ thay đổi linh hoạt phương án tiếp cận.

Trung tá Phan Duy Cường, Trợ lý tác chiến Bộ Tư lệnh CSB Việt Nam, cho biết: “Xét tương quan lực lượng thì Trung Quốc mạnh và nguy hiểm. Trung Quốc muốn thể hiện sức mạnh ở khu vực này nhằm uy hiếp phía Việt Nam. Tuy nhiên, hành động của Trung Quốc là phi nghĩa, họ xâm phạm vùng biển Việt Nam.

Còn chúng ta trên tâm thế chính nghĩa, vì thế quan điểm của Việt Nam là luôn mềm dẻo, linh hoạt, đoàn kết, hiệp đồng cùng với các tàu cảnh sát biển thực hiện nhiệm vụ trong khu vực, để phòng tránh xảy ra đâm va về tàu thuyền, hoặc những xung đột lớn hơn có thể xảy ra.

Phương án tiếp cận mục tiêu giàn khoan của các biên đội tàu CSB Việt Nam có nhiều thay đổi, linh hoạt. Trước đây, chúng ta thường hay dàn hàng ngang vào, nhưng giờ bố trí thành từng mũi, tốp để phân tán lực lượng của Trung Quốc.

Nhật sẽ can thiệp vào tranh chấp biển Đông?

Nhật Bản có thể can dự vào xung đột ở biển Đông nếu quyết định mở rộng quyền phòng vệ tập thể đối với các nước Đông Nam Á.

Đó là nhận định của Asahi Shimbun, tờ báo lớn thứ 2 của Nhật trong tuần qua, ngay sau khi một ban cố vấn an ninh trình báo cáo cho Thủ tướng Shinzo Abe, với đề xuất diễn giải lại Hiến pháp theo hướng cho phép Tokyo thực hiện quyền phòng vệ tập thể.

Tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc hung hăng bảo vệ giàn khoan trái phép
Tàu hải giám, hải cảnh Trung Quốc hung hăng bảo vệ giàn khoan trái phép.

Theo Asahi Shimbun, một số quan chức cấp cao của Nhật đã đề cập khả năng mở rộng quyền phòng vệ tập thể không chỉ đối với Mỹ mà còn cả những quốc gia như Philippines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam.

Asahi Shimbun còn chỉ ra với tình trạng Việt Nam và Trung Quốc đang căng thẳng theo sau vụ Bắc Kinh đặt giàn khoan ở vùng biển Việt Nam, Nhật có thể hỗ trợ Việt Nam nếu Tokyo quyết định mở rộng áp dụng quyền phòng vệ tập thể đối với các nước Đông Nam Á.

Nhiều nước trong số đó có tranh chấp với Trung Quốc ở biển Đông và theo Asahi Shimbun, việc Nhật tăng cường hợp tác quân sự với các đối tác này có thể là cách kiềm chế khả năng mở rộng trên biển của Trung Quốc.

Các thế lực hiếu chiến Trung Quốc đang thắng thế

Ông Ngô Quang Xuân - nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và WTO khẳng định, vị thế “sứ mệnh hòa bình” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang tỏ ra bất lực và bị lấn lướt bởi các cơ chế hiếu chiến.

Rất nhiều tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan trái phép
Rất nhiều tàu Trung Quốc bảo vệ giàn khoan trái phép.

Ông Ngô Quang Xuân – nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc và WTO cho rằng cách hành xử của Trung Quốc với biên giới biển đảo thiêng liêng của Việt Nam không xứng đáng với tư thế và bản chất của một cường quốc, với tư cách là một nước thành viên thường trực của Hội đồng bảo an, cơ chế duy nhất được Liên Hợp quốc giao cho sứ mệnh bảo vệ và gìn giữ hòa bình. Đặc biệt hành xử này cũng không xứng đáng với tình cảm hòa hiếu, thiện chí của dân tộc Việt Nam.

Nguyên đại sứ Việt Nam tại Liên Hợp Quốc khẳng định, vị thế “sứ mệnh hòa bình” của Bộ Ngoại giao Trung Quốc đang tỏ ra bất lực và bị lấn lướt bởi các cơ chế hiếu chiến.

'Trung Quốc hung hăng vênh váo'

Nhà báo Toshihiro Yatagal, 50 tuổi, từng làm Trưởng văn phòng Kyodo News tại Campuchia, Indonesia, và hiện đang làm Trưởng đại diện Văn phòng hãng tin này tại Bangkok (Thái Lan).

Tàu KN-767 mất hết phần sơn mũi phải do tàu Trung Quốc va ép
Tàu KN-767 mất hết phần sơn mũi phải do tàu Trung Quốc va ép.

Năm 1999, lần đầu tiên ông có chuyến công tác tại Việt Nam và đến nay có 4-5 lần sang Việt Nam. Dù Thái Lan đang có nhiều diễn biến đáng quan tâm, và dù với tư cách Trưởng đại diện ở Thái Lan, nhưng ông vẫn đăng ký sang Việt Nam tác nghiệp ở vùng biển Hoàng Sa.

Hỏi về một hình ảnh Trung Quốc trong ông, nhà báo Toshihiro nói: “Đây chỉ là ý kiến cá nhân và không đại diện cho cơ quan báo”, rồi ông thể hiện bằng cách đứng dậy, ưỡn ngực, đi khệnh khạng, và lý giải: “Tôi thấy họ hung hăng, vênh váo”.

Tàu cảnh sát biển Việt Nam khéo léo tránh va chạm với tàu Trung Quốc:


thanhhuong

Theo Tấm Gương

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên