Nước nào đứng đầu thế giới về tham nhũng?
Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) vừa công bố xếp hạng thường niên về tham nhũng trên thế giới. Việt Nam đứng ở vị trí thứ 116/177 quốc gia được xếp hạng, với điểm số không có sự thay đổi so với năm 2012.
Trang CNBC cho biết, Chỉ số Nhận thức tham nhũng (Corruption Perceptions Index) được TI công bố lần đầu vào năm 1995, là một trong những thước đo được theo dõi nhiều nhất về vấn đề này. Báo cáo năm nay, IT xếp hạng 177 quốc gia theo thang điểm từ 0-100. Trong đó, điểm 0 thể hiện mức tham nhũng cao nhất và điểm 100 cho thấy quốc gia đó không có tham nhũng. Các nước càng nằm ở cuối xếp hạng càng có mức độ tham nhũng cao.
Việt Nam giành được điểm số 31 trong xếp hạng năm nay, bằng với điểm của năm ngoái. Điểm số này đưa Việt Nam vào vị trí thứ 116.
Các quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng không nhận được thứ hạng cao. Lào được 26 điểm, xếp thứ 140, nhưng điểm số của Lào năm nay đã tăng 5 điểm so với năm ngoái. Campuchia được 20 điểm, giảm 2 điểm so với năm 2012, và xếp ở vị trí 160. Thái Lan được 35 điểm, giảm 2 điểm, và xếp thứ 102. Trung Quốc được 40 điểm, tăng 1 điểm, đứng ở vị trí 80, đồng hạng với Hy Lạp.
Báo cáo cho biết, tham nhũng là vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Có tới 50% trong số các nước được xếp hạng có điểm số từ 50 trở xuống.
Ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, nhận định, báo cáo năm nay “cho thấy tất cả các quốc gia vẫn đối mặt với mối đe dọa tham nhũng ở mọi cấp của chính phủ, từ hoạt động cấp phép ở địa phương cho tới thực thi luật và các quy định”.
Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được 73 điểm trong xếp hạng năm nay và xếp ở vị trí thứ 19, đồng hạng với quốc gia Nam Mỹ Uruguay. Canada, Đức, Anh, Nhật là vài trong số những quốc gia được đánh giá là minh bạch hơn Mỹ.
Hai quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất năm nay theo xếp hạng của TI là Đan Mạch và New Zealand, cùng được 91 điểm.
Ở đầu kia của bảng xếp hạng, những quốc gia bị cho là có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất bao gồm Afghanistan, Triều Tiên và Somalia, mỗi nước chỉ được vỏn vẹn 8 điểm. Nga được 28 điểm, bằng với điểm số năm ngoái và xếp ở vị trí 127, đồng hạng với 9 quốc gia khác.
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria đã khiến quốc gia này trở thành quốc gia tụt hạng nặng nề nhất trong xếp hạng năm nay. Điểm số dành cho nước này chỉ còn 17 điểm từ mức 26 điểm vào năm ngoái. Syria hiện xếp trong nhóm “đội sổ”, đồng hạng với Turkmenistan và Uzbekistan ở vị trí 168. Năm ngoái, nước này đứng vị trí thứ 144.
Trong khi đó, những quốc gia có sự cải thiện về mức độ minh bạch trong năm nay bao gồm Myanmar, Brunei, Lesotho, Senegal, Nepal, Estonia và Latvia. So với năm ngoái, điểm số của Myanmar tăng 6 điểm, lên mức 21 điểm, đảm bảo cho nước này vị trí 157/177.
Báo cáo của TI nhận định, đang có một số lượng đáng báo động các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi mức độ tham nhũng cao. Có tới 2/3 trong số 177 quốc gia được xếp hạng đối mặt với mức độ cao không thể chấp nhận về “lạm dụng quyền lực, thỏa thuận ngầm và đưa hối lộ”. Ngay cả những quốc gia có độ minh bạch cao nhất cũng phải đối mặt với những thế lực có ảnh hưởng tới chính phủ thông qua các giao dịch sân sau, tài chính vận động, và giành giật các hợp đồng chính phủ.
“Tham nhũng vẫn rất khó điều tra và đưa ra pháp luật” và sẽ cản trở những nỗ lực quốc tế về xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế, TI nhận định. Tổ chức này cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế như nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) mạnh tay hơn trong “chống rửa tiền, đưa các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn, và tìm kiếm những tài sản bị đánh cắp”.
Việt Nam giành được điểm số 31 trong xếp hạng năm nay, bằng với điểm của năm ngoái. Điểm số này đưa Việt Nam vào vị trí thứ 116.
Các quốc gia láng giềng của Việt Nam cũng không nhận được thứ hạng cao. Lào được 26 điểm, xếp thứ 140, nhưng điểm số của Lào năm nay đã tăng 5 điểm so với năm ngoái. Campuchia được 20 điểm, giảm 2 điểm so với năm 2012, và xếp ở vị trí 160. Thái Lan được 35 điểm, giảm 2 điểm, và xếp thứ 102. Trung Quốc được 40 điểm, tăng 1 điểm, đứng ở vị trí 80, đồng hạng với Hy Lạp.
Báo cáo cho biết, tham nhũng là vấn đề rất phổ biến trên thế giới. Có tới 50% trong số các nước được xếp hạng có điểm số từ 50 trở xuống.
Ông Huguette Labelle, Chủ tịch TI, nhận định, báo cáo năm nay “cho thấy tất cả các quốc gia vẫn đối mặt với mối đe dọa tham nhũng ở mọi cấp của chính phủ, từ hoạt động cấp phép ở địa phương cho tới thực thi luật và các quy định”.
Nước Mỹ, nền kinh tế lớn nhất thế giới, được 73 điểm trong xếp hạng năm nay và xếp ở vị trí thứ 19, đồng hạng với quốc gia Nam Mỹ Uruguay. Canada, Đức, Anh, Nhật là vài trong số những quốc gia được đánh giá là minh bạch hơn Mỹ.
Hai quốc gia có mức độ tham nhũng thấp nhất năm nay theo xếp hạng của TI là Đan Mạch và New Zealand, cùng được 91 điểm.
Ở đầu kia của bảng xếp hạng, những quốc gia bị cho là có nạn tham nhũng nghiêm trọng nhất bao gồm Afghanistan, Triều Tiên và Somalia, mỗi nước chỉ được vỏn vẹn 8 điểm. Nga được 28 điểm, bằng với điểm số năm ngoái và xếp ở vị trí 127, đồng hạng với 9 quốc gia khác.
Cuộc nội chiến đẫm máu ở Syria đã khiến quốc gia này trở thành quốc gia tụt hạng nặng nề nhất trong xếp hạng năm nay. Điểm số dành cho nước này chỉ còn 17 điểm từ mức 26 điểm vào năm ngoái. Syria hiện xếp trong nhóm “đội sổ”, đồng hạng với Turkmenistan và Uzbekistan ở vị trí 168. Năm ngoái, nước này đứng vị trí thứ 144.
Trong khi đó, những quốc gia có sự cải thiện về mức độ minh bạch trong năm nay bao gồm Myanmar, Brunei, Lesotho, Senegal, Nepal, Estonia và Latvia. So với năm ngoái, điểm số của Myanmar tăng 6 điểm, lên mức 21 điểm, đảm bảo cho nước này vị trí 157/177.
Báo cáo của TI nhận định, đang có một số lượng đáng báo động các quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng bởi mức độ tham nhũng cao. Có tới 2/3 trong số 177 quốc gia được xếp hạng đối mặt với mức độ cao không thể chấp nhận về “lạm dụng quyền lực, thỏa thuận ngầm và đưa hối lộ”. Ngay cả những quốc gia có độ minh bạch cao nhất cũng phải đối mặt với những thế lực có ảnh hưởng tới chính phủ thông qua các giao dịch sân sau, tài chính vận động, và giành giật các hợp đồng chính phủ.
“Tham nhũng vẫn rất khó điều tra và đưa ra pháp luật” và sẽ cản trở những nỗ lực quốc tế về xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và khủng hoảng kinh tế, TI nhận định. Tổ chức này cũng kêu gọi các tổ chức quốc tế như nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất (G20) mạnh tay hơn trong “chống rửa tiền, đưa các doanh nghiệp trở nên minh bạch hơn, và tìm kiếm những tài sản bị đánh cắp”.
Theo An Huy