MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Tập trung vốn thu được từ cổ phần hoá đầu tư cho bệnh viện

29-10-2014 - 17:15 PM | Xã hội

UBTVQH đề xuất xây dựng đề án sử dụng nguồn vốn thu được từ CPH đầu tư cho một số dự án, công trình cấp bách để giảm gánh nặng nợ công từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có một kiến nghị rất đáng chú ý sau khi giám sát việc thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Đó là, tập trung nguồn vốn thu được từ cổ phần hóa đầu tư các bệnh viện nhằm khắc phục cơ bản tình trạng quá tải trong 2 năm tới.

Đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp

Báo cáo giám sát của UBTVQH cho biết, trong 3 năm 2011 - 2013, cả nước đã sắp xếp được 180 doanh nghiệp, trong đó cổ phần hóa (CPH) 99 doanh nghiệp  với số cổ phần chào bán giá trị gần 19 nghìn tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2014, đã tiếp tục sắp xếp 92 doanh nghiệp. Theo kế hoạch đến cuối năm 2014 sẽ có khoảng 200 doanh nghiệp thực hiện CPH và cuối quý III.2015 toàn bộ các doanh nghiệp được phê duyệt phương án CPH để tiến hành bán cổ phần lần đầu. Bên cạnh hình thức CPH, trong giai đoạn 2011- 2013 cũng đã có 81 doanh nghiệp cũng được thực hiện sắp xếp theo các hình thức khác.

Nhìn chung, các DNNN đã bảo toàn và phát triển vốn, nhiều doanh nghiệp có mức vốn chủ sở hữu năm sau cao hơn năm trước, bảo đảm về năng lực tài chính, khả năng thanh toán nợ, hoạt động kinh doanh ổn định, hiệu quả, bảo đảm chỉ tiêu nộp NSNN.  

Số vốn đầu tư ra ngoài ngành được thoái vốn tăng qua các năm. Theo báo cáo, có gần 22 nghìn tỷ đồng các tập đoàn, tổng công ty đã đầu tư ngoài ngành nghề kinh doanh chính cần thoái vốn thì số vốn đã thực hiện thoái vốn trong 7 tháng đầu năm 2014 đã gấp 3 lần so với năm 2013.

Cụ thể: năm 2013 đã thực hiện thoái vốn 965 tỷ đồng (lĩnh vực ngân hàng là 734,7 tỷ đồng, bảo hiểm 135 tỷ đồng, bất động sản 103,5 tỷ đồng, các quỹ đầu tư 7 tỷ đồng); trong 7 tháng đầu năm 2014 đã thoái vốn được 2.975 tỷ đồng (chứng khoán 137 tỷ đồng; lĩnh vực ngân hàng 1.898 tỷ đồng; bảo hiểm 150 tỷ đồng; bất động sản 104 tỷ đồng; bán phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp không cần nắm giữ 686 tỷ đồng). 

Doanh nghiệp chần chừ tái cơ cấu chưa bị xử lý

Tuy nhiên, UBTVQH thấy rằng, tiến độ thực hiện tái cơ cấu các DNNN chậm so với yêu cầu, chưa có chuyển biến mang tính đột phá.

Việc triển khai thực hiện tái cơ cấu DNNN chưa phân tích, xác định được cụ thể điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng doanh nghiệp qua đó có giải pháp phát triển doanh nghiệp mà chủ yếu vẫn là chuyển giao, sắp xếp, tổ chức lại trong nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các DNNN.

Một số doanh nghiệp chần chừ trong quá trình triển khai tái cơ cấu  chưa bị xử lý để làm gương và tạo áp lực buộc các DNNN đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc.

Việc thực hiện sắp xếp các DNNN có tỷ lệ nắm giữ cổ phần của Nhà nước tại các doanh nghiệp trên 51% vốn điều lệ, không thuộc diện Nhà nước cần chi phối còn chậm, nhất là tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Tiến độ thoái vốn còn chậm, tổng số tiền thu về còn thấp so với tổng số vốn đã đầu tư, phần lớn các khoản đầu tư ngoài ngành có hiệu quả thấp. Một số khoản đầu tư thua lỗ nên khó thu hút được các nhà đầu tư, nhất là trong bối cảnh sự phục hồi của nền kinh tế còn chậm.

Giảm tải bệnh viện bằng vốn thu được từ CPH

Đoàn giám sát của UBTVQH đề xuất nhiều giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN và yêu cầu Chính phủ hoàn thành đúng kế hoạch sắp xếp, đổi mới DNNN.

Đặc biệt, UBTVQH đề xuất xây dựng đề án sử dụng nguồn vốn thu được từ CPH đầu tư cho một số dự án, công trình cấp bách để giảm gánh nặng nợ công từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.

Cụ thể, tập trung nguồn vốn thu được từ CPH để đầu tư cho các bệnh viện khắc phục cơ bản tình trạng quá tải trong vòng hai năm tới; đầu tư chương trình cải cách giáo dục, phát triển công nghệ cao, chương trình về biến đổi khí hậu; đầu tư cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, biển, đảo, miền núi, vùng dân tộc.

Năm 2015, DNNN phải thoái vốn ngoài ngành trên 16 nghìn tỷ đồng

Tường Vy

huongtt

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên